15/07/2006 10:47 GMT+7

Rắc rối thế chấp tài sản: DN XKLĐ trở thành chủ cầm cố tài sản NLĐ

Theo Người lao động
Theo Người lao động

Nhật Bản là một trong những thị trường xuất khẩu lao động (XKLĐ) có mức chi phí cao nhất hiện nay. Để được sang nước này, người lao động (NLĐ) thường phải vay vốn hoặc thế chấp tài sản mới có đủ chi phí. Thế nhưng, đến nay, chưa có văn bản quy định nào hướng dẫn về thế chấp tài sản. Do đó, mỗi doanh nghiệp (DN) XKLĐ tự đưa ra quy định khác nhau, dẫn đến tình trạng nhiều đơn vị XKLĐ trở thành "chủ cầm cố" tài sản của NLĐ.

Ở các tỉnh phía Bắc, nhiều DN áp dụng mức thu tiền mặt một lần bao gồm chi phí trước khi đi và tiền thế chấp từ 10.000-12.000 USD/người. Một số DN khác ở các tỉnh phía Nam, áp dụng mức thu tiền mặt khoảng 60-70 triệu đồng/người, cùng với thế chấp giấy tờ nhà đất có giá trị từ 100-150 triệu đồng.

Về nguyên tắc, ngân hàng là cơ quan có trách nhiệm trong việc định giá tài sản, quản lý tài sản thế chấp của NLĐ trong trường hợp cho vay đi XKLĐ. Nhưng do khó vay vốn từ ngân hàng và cái chính là do DN XKLĐ tự quy định hình thức thế chấp tài sản, nên NLĐ buộc phải đem giấy tờ nhà đất đến cầm cố tại các DN.

Cách làm này phát sinh nhiều rắc rối và bất lợi cho NLĐ. Đó là do tự giao cho mình quyền định đoạt tài sản của NLĐ, không ít DN XKLĐ tìm mọi cách để o ép NLĐ. Chẳng hạn, có DN đưa vào hợp đồng quy định có quyền xử lý tài sản thế chấp của NLĐ để bồi thường cho đối tác mà không cần phải chứng minh mức bồi thường mà đối tác đưa ra. Có DN còn đưa ra quy định phi lý, như nếu có một người trong nhóm lao động bỏ trốn thì cả nhóm lao động phải đồng ý để DN xử lý tài sản thế chấp vào việc bồi thường cho đối tác.

Cũng không ít DN lợi dụng chiếm dụng vốn của NLĐ từ việc quản lý tài sản thế chấp. Ở một vài DN, tài sản thế chấp được quy đổi thành tiền mặt và NLĐ nộp một lần trước khi đi. Nhưng khi hoàn thành hợp đồng về nước, NLĐ không được hoàn trả đầy đủ tiền thế chấp và lãi suất tính từ khi nộp cho DN.

Phó giám đốc một công ty XKLĐ tại TP.HCM cho rằng Nhà nước nên có quy định cụ thể về thế chấp tài sản của NLĐ đi XKLĐ. Thay vì DN phải tròng thêm việc quản lý giấy tờ, tài sản và làm quá quyền hạn phát mãi tài sản của NLĐ, thì nên chuyển hình thức này cho ngân hàng. Chỉ cần ngân hàng thẩm định tài sản và gửi cho DN chứng thư bảo lãnh về giá trị tài sản thế chấp là đủ. Cách làm này không chỉ gọn nhẹ (vì không phải cho vay), mà còn tăng thêm trách nhiệm giữa các bên tham gia XKLĐ và trên hết, phù hợp với pháp luật, hạn chế được những rắc rối, những bất lợi - nếu có cho NLĐ.

Theo Người lao động
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên