Phóng to |
Bác Nguyễn Hiếu Trinh (nhà số 136 Võ Thành Trang, P.11, Q.Tân Bình) đã phải dùng vải lọc nước để dùng tạm (ảnh chụp lúc 13g30 ngày 30-3-2006). Ảnh: Thanh Đạm |
Nước bẩn lan ra ngoại thành
Phóng to |
“Tưởng đến sáng nước máy sẽ trong trở lại, không ngờ lại nặng hơn, giống như nước bùn dưới ao. Chúng tôi phải xả bỏ từ sáng đến trưa nhưng nước vẫn chưa trong ” - chị Bùi Thị Hơn, một người dân ở đường số 2, bức xúc. Do thông tin sắp có nước bẩn không được phổ biến rộng rãi nên không kịp dự trữ nước.
Bà Lụa, địa chỉ 229/3 Bùi Thị Xuân, phường 1, Q.Tân Bình, cho biết: "Gắn đồng hồ nước mới một năm nhưng mấy lần nước tái bẩn. Từ tối 29 đến sáng 30-3, tôi xả hơn 10 khối nước nhưng nước vẫn bẩn, đen như nước cống". Cả con hẻm này cũng như bà Lụa phải chuyển sang dùng nước giếng khoan.
Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) nói là cho nhân viên đến ghi nhận, trừ tiền nước bẩn nhưng người dân hẻm 243 Bùi Thị Xuân đã gọi điện cho Chi nhánh Cấp nước Tân Hòa, chờ đợi song chưa thấy nhân viên nào đến.
Không còn giới hạn trong phạm vi nội thành như trước đây, lần này nước bẩn đã lan tới những khu vực cuối nguồn như phường Tân Hưng, Tân Quy (Q.7), thị trấn Nhà Bè (huyện Nhà Bè). Ngay cả những khu vực xa hơn, cách nội thành hàng chục kilômet như xã Phạm Văn Hai, Lê Minh Xuân thuộc huyện Bình Chánh nước cũng bị nhuộm vàng do ảnh hưởng từ tuyến ống phi 300 trên tỉnh lộ 10. Đến 18 giờ chiều qua 30-3, tình trạng nước bẩn tại các địa điểm thuộc Q.Tân Bình, Tân Phú, 6, 8, 11… vẫn chưa giảm.
Chi nhánh Cấp nước Tân Hòa cho hay nước bẩn đã lan ra gần hết hai quận Bình Tân và Tân Phú nên việc khắc phục không dễ dàng. Tại Chi nhánh Cấp nước Phú Hòa Tân, chỉ riêng quận 11 có hơn 30 địa chỉ phản ảnh. Nhiều nhất là các tuyến đường thuộc Lạc Long Quân, Bình Thới…
Trong nước máy có... “nước tương”
Phóng to |
Tuy nhiên, đến trưa 30-3, tại các trụ cứu hỏa, nước vẫn còn vàng dù đã xả khá nhiều. Tại góc ngã tư Minh Phụng- Hậu Giang, nước từ trụ cứu hỏa phụt ra một màu nâu đen, cặn lợn cợn. Một nhân viên cấp nước nói các điểm xả khác cũng tương tự. Hơn 15 phút sau, màu nước chuyển từ nâu sang vàng nhưng vẫn còn nhiều cặn.
Sawaco khẳng định việc tăng lượng nước từ Nhà máy nước Tân Hiệp sẽ cải thiện đáng kể nước yếu tại quận 8 và nhiều nơi khác. Thực tế tại phường 1, 2, 3 (Q.8) áp lực nước không khá hơn, thay vào đó chỉ toàn là nước bẩn, nặng hơn những lần trước.
Phóng to |
Anh Phan Văn Hùng (94 Đặng Chất, P.3, Q.8): "Nước đen thế này làm sao sử dụng?" - Ảnh: Q.KHẢI |
Phó tổng giám đốc Sawaco Võ Quang Châu cho biết trong hai ngày 29 và 30-3, lượng nước tăng cường lên đến 250.000 - 300.000m3/ngày, so với trước đây khoảng 180.000m3/ngày, song do khu vực đầu nguồn phải xả nước bẩn nên làm cho nước yếu ở khu vực cuối nguồn. Ông Châu nói giải pháp hiện nay chỉ có thể súc xả đường ống và có khả năng hôm nay (31-3) “tình hình sẽ cải thiện tốt”.
Về nguyên nhân nước bẩn, Sawaco lại dẫn lời giải thích cũ: áp lực nước mạnh làm tróc lợn cợn bám lâu ngày trong đường ống! Trong khi đó, các chi nhánh cấp nước cho biết “không hiểu sao mà xả một năm qua vẫn chưa hết bẩn”!
* Ông Lê Hiếu Đằng - phó chủ tịch MTTQ TP.HCM: Nên có thái độ kiên quyết Một thành phố lớn như TP.HCM, có rất nhiều nhà khoa học, mà gần một năm qua vẫn chưa tìm ra nguyên nhân nước bẩn là hết sức vô lý. Không tìm ra nguyên nhân thì không thể khắc phục triệt để. Tôi cho rằng UBND TP nên có thái độ kiên quyết trong chuyện này. Để cho ngành cấp nước loay hoay mãi không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của hàng ngàn hộ dân mà còn lãng phí nước sạch. Phải định ra thời gian cụ thể cho Sawaco khắc phục tình trạng nước bẩn. Không làm được thì giao việc cho đơn vị khác và phải thay ngay lãnh đạo Sawaco. * Tiến sĩ Lê Long - chuyên nghiên cứu về cấp thoát nước: Sawaco làm ngược Cách tăng đột ngột lên 70.000-120.000m3 nước như Sawaco là không nên. Kinh nghiệm ở các nước mỗi năm chỉ tăng khoảng 5-10% để không làm xáo trộn nguồn nước trong ống. Trước khi tăng nguồn, phải tìm hiểu nguồn nước sẽ đến đâu, ảnh hưởng khu vực nào và giải pháp ra sao. Không thể vụ việc xảy ra rồi mới khắc phục. Cách làm của Sawaco vừa qua là không ổn: súc xả đường ống cấp 3, sau đó là cấp 2 rồi đến cấp 1 là làm ngược thay vì làm từ đường ống lớn đến đường ống nhỏ. Làm ngược lại, nước bẩn từ đường ống lớn sẽ tiếp tục vào đường ống nhỏ và gây bẩn. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận