30/09/2023 08:00 GMT+7

Nhà cha mẹ để lại, em tôi bán, tôi có bị xóa đăng ký thường trú?

Nhà cha mẹ để lại, tôi nhận 20 triệu của em trai để đi nơi khác ở nhưng còn đăng ký thường trú tại nhà cũ. Nay em tôi bán, tôi có bị xóa đăng ký thường trú không (vì nơi ở mới chưa đăng ký thường trú được)?

Nhà cha mẹ để lại, em tôi bán, tôi có bị xóa đăng ký thường trú? - Ảnh minh họa: NGỌC THÀNH

Nhà cha mẹ để lại, em tôi bán, tôi có bị xóa đăng ký thường trú? - Ảnh minh họa: NGỌC THÀNH

Bạn đọc Trần Nhựt Tân (Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM).

- Luật sư Nguyễn Phong Phú (Đoàn luật sư TP.HCM) tư vấn:

Luật sư Nguyễn Phong Phú

Luật sư Nguyễn Phong Phú

Theo quy định tại điều 24 Luật Cư trú năm 2020 về xóa đăng ký thường trú:

1. Người thuộc một trong các trường hợp sau thì bị xóa đăng ký thường trú:

a) Chết; có quyết định của tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết.

b) Ra nước ngoài định cư.

c) Đã có quyết định hủy bỏ đăng ký thường trú quy định tại điều 35 của luật này.

d) Vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác hoặc không khai báo tạm vắng, trừ trường hợp xuất cảnh ra nước ngoài nhưng không phải để định cư hoặc trường hợp đang chấp hành án phạt tù, chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng.

đ) Đã được cơ quan có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam;

e) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ mà sau 12 tháng kể từ ngày chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới, trừ trường hợp quy định tại điểm h khoản này.

g) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp nhưng sau đó quyền sở hữu chỗ ở đó đã chuyển cho người khác mà sau 12 tháng kể từ ngày chuyển quyền sở hữu vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới, trừ trường hợp được chủ sở hữu mới đồng ý tiếp tục cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ và cho đăng ký thường trú tại chỗ ở đó hoặc trường hợp quy định tại điểm h khoản này.

h) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ và không được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó.

Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở thuộc quyền sở hữu của mình nhưng đã chuyển quyền sở hữu chỗ ở cho người khác và không được chủ sở hữu mới đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó;

i) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở đã bị phá dỡ, tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Do đó, trong trường hợp của bạn, khi không còn ở tại nơi đăng ký thường trú, bạn phải đăng ký tạm trú tại nơi hiện đang cư trú thực tế để không bị xóa đăng ký thường trú theo quy định tại điểm d, khoản 1 điều 24 nêu trên, cho đến khi đủ điều kiện đăng ký thường trú tại chỗ ở mới.

Mời bạn đọc gửi câu hỏi để được luật sư tư vấn

Đăng ký Tuổi Trẻ  Sao TẠI ĐÂY

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY

Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế..., chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.

Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ tuvanphapluat@tuoitre.com.vn.

TP.HCM: Diện tích ở bình quân để đăng ký thường trú là 8m2/ngườiTP.HCM: Diện tích ở bình quân để đăng ký thường trú là 8m2/người

Năm 2023, TP.HCM tiếp tục áp dụng mức 8m2/người theo quy định của Luật Cư trú để xác định diện tích bình quân đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của tổ chức, cá nhân.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên