Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
TTO - Vance McElhinney, sinh năm 1974, là một trong gần 100 trẻ em Việt Nam được đưa đến Anh trong Chiến dịch Babylift năm 1975. Rời quê hương khi chỉ 9 tháng tuổi, Vance trải qua phần lớn cuộc đời ở phía Bắc Ireland của xứ sở sương mù. Sau 43 năm, người con đã trở về với mẹ.
hi ông bà McElhinney kể về việc nhận nuôi Vance, họ nói rằng họ không có thông tin gì về cha mẹ ruột của anh, không ai biết liệu họ đã chết hay vẫn còn sống. Tuy nhiên điều đó cũng đủ gieo cho anh hy vọng.
"Từ đó, tôi thường hình dung về mẹ. Mẹ có mái tóc đen dài dịu dàng, dáng người thanh mảnh. Trong giấc mơ của tôi, mẹ tuyệt đẹp và ôm lấy tôi vỗ về. Nhưng tôi không thể thấy mặt mẹ. Tôi cố nhìn nhưng không thể thấy".
Vance cũng tìm hiểu thêm về Việt Nam, nơi lịch sử đã để lại những dấu ấn trên thân thể anh. Vance kể anh không nghe tốt, bụng cũng có một số vấn đề khiến anh đã phải nằm viện một thời gian dài khi mới được đưa qua Anh.
Sự thôi thúc trong Vance phải đi tìm lại cội nguồn của mình ngày một lớn. "Một phần trong tôi nghĩ rằng có thể mẹ đã mất bởi thời gian đã quá lâu. Một phần khác nói với tôi rằng đừng quan tâm, thôi thúc tôi đi tìm câu trả lời và rũ bỏ nỗi ám ảnh dằn vặt tâm hồn tôi bấy lâu" - Vance siết đôi bàn tay kể.
Cuộc tìm kiếm là một hành trình khó khăn cho Vance với vô số thăng trầm.
Vance bắt đầu hành trình tìm kiếm mẹ năm 40 tuổi. Trước đó vì hoàn cảnh và vì sức khoẻ mẹ nuôi không được tốt, anh phải kìm nén tiếng gọi mang tên Việt Nam nhìn thời gian trôi qua.
Vance khởi đầu hành trình với những thông tin vô cùng ít ỏi là tấm ảnh lúc nhỏ và cái tên Nguyen Van Tan trong hồ sơ.
Năm 2016, người đàn ông 41 tuổi đến Việt Nam với những câu hỏi lớn nhưng thậm chí còn không có một chữ tiếng Việt lận lưng.
"Đặt chân đến TP.HCM, tôi thực sự không biết phải bắt đầu như thế nào, phải đi đâu. Khi đó tôi còn chưa biết mình sinh ra ở Quy Nhơn" – Vance nhớ lại. Dù có ngoại hình như bao người Việt Nam khác, anh chưa thể tìm thấy sự kết nối với mảnh đất hình chữ S này.
"Tôi đã sợ mình sẽ phải bỏ cuộc. Tôi đã chuẩn bị sẵn cho khả năng mình sẽ không thể tìm được mẹ, thậm chí đã nghĩ đến việc tự thuyết phục mình rằng bà đã không còn nữa. Ban đầu tôi nghĩ mình chỉ có thể tìm kiếm trong tối đa một năm, nhưng rốt cục đã nó đã kéo dài hơn ba năm" - Vance nói.
Vance được tiếp thêm sức mạnh khi câu chuyện của anh gây sự chú ý ở Việt Nam và công ty sản xuất của Anh truy tìm được trung tâm trẻ mồ côi mà anh đã từng được đưa đi.
Một người họ hàng là con của cậu Vance khi đó cũng liên lạc với anh trên mạng xã hội, nói rằng họ có thể là một gia đình, cung cấp cho anh thông tin của anh lúc nhỏ, ảnh người cha lúc trẻ rất giống anh và quan trọng hơn hết mẹ anh có thể là bà Lê Thị Anh.
Rồi Vance tìm đến Quy Nhơn trong chuyến thăm Việt Nam lần thứ hai năm 2017 và gặp cô Nguyễn Thị Thanh Nga của Trung tâm Nguyễn Nga, một cơ sở hỗ trợ người khuyết tật. Chính cô là người đã cho anh thêm đầu mối về vị xơ đã nhận anh tại Viện trẻ mồ côi Ghềnh Ráng cũ.
"Khi lần ra manh mối đầu tiên về mẹ, tôi bị sốc, hạnh phúc nhưng rất sốc. Bao nhiêu năm qua tôi luôn tự hỏi người đã sinh ra mình như thế nào và khi câu trả lời hé mở trong tôi như bùng nổ. Cả thế giới của tôi như đảo lộn" - anh nhớ lại.
Anh đã gặp bà Lê Thị Anh, 64 tuổi, lần đầu tiên năm ngoái. "Tôi đến gặp một người mà tôi nghĩ đó có thể là mẹ mình. Tôi bước vào nhà và nhìn thấy một người phụ nữ ngồi trên ghế. Khi vừa gặp mặt, bà ấy khẳng định tôi chính là con trai mình. Tim tôi đập thình thịch. Tôi đã hỏi bà rất nhiều câu hỏi, tại sao bà bỏ rơi tôi, bà đã tìm tôi như thế nào, cha tôi đâu.
Đó là một khoảnh khắc đầy xúc động với tôi. Nhưng khi biết rằng tôi được đưa đi trong khi bà nằm trong bệnh viện vì bị thương, tôi không còn giận bà" - Vance kể, chỉ hơi vì buồn vì không được nghe về cha.
"Tôi hơi buồn vì tôi muốn tìm lại cả cha lẫn mẹ. Tôi muốn biết hơn về cha mình bởi tôi cũng có nhiều câu hỏi muốn hỏi ông" - anh nói.
Họ đồng ý tiền hành xét nghiệm DNA.
Nhưng khi đó mẹ nuôi của Vance đang bệnh nặng. Trước khi mất, bà McElhinney luôn nói với anh rằng bà và chồng luôn ủng hộ việc anh tìm lại mẹ ruột. Vance nhận kết quả xét nghiệm DNA cách đây bốn tháng, chỉ vài tháng sau khi mẹ nuôi anh qua đời.
Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, anh vừa mất đi người đã nuôi dưỡng mình hơn 40 năm qua vừa biết rằng mình có thêm một người mẹ nữa ở Việt Nam. Đầu óc anh như lơ lửng.
"Đó là ba tháng đầy khó khăn. Tôi hạnh phúc vì tìm lại được mẹ ruột nhưng mặt khác mẹ nuôi tôi vừa mất, tôi rất nhớ bà. Tôi nghĩ không phải ai cũng hiểu được cảm giác của tôi lúc đó, những gì tôi đã trải qua. Tôi phải mất một khoảng thời gian để lắng dịu trở lại. Và giờ tôi đã ổn" - Vance nói khi có mặt tại TP.HCM lần thứ ba vào ngày 9-2-2018.
Chuyến đi này khiến anh nôn nao, cái mệt vì khác biệt múi giờ cũng không thể xoá được niềm hạnh phúc ánh lên trong đôi mắt.
"Tôi nằm trên giường nhưng bụng dạ cứ chộn rộn. Lần này tôi thực sự gặp được mẹ, không còn hoài nghi gì nữa, đó chắn chắn là mẹ tôi. Có thể với mẹ, bà luôn biết rằng tôi là con trai bà nhưng với tôi đây là một sự kiện quan trọng. Mẹ tôi cũng rất vui, chúng tôi vẫn hay trao đổi qua điện thoại những tháng qua. Mỗi lần nhắc về tôi bà đều khóc. Lần này gặp tôi bà chắc chắn sẽ khóc rất nhiều " - anh nói.
Đó cũng là lý do vì sao đến Quy Nhơn lần này, Vance tranh thủ thực hiện một số hoạt động từ thiện trước khi dành hết thời gian cho mẹ. "Việt Nam chào đón tôi trở về như một người con. Với tôi điều đó thật tuyệt vời vì tôi rất muốn trở về đất nước mình" - anh nói.
TP.HCM, chiều cuối năm. Khi mọi người Việt đang nôn nao trở về với gia đình đoàn tụ ngày tết, người đàn ông với mái tóc bắt đầu điểm hoa râm gấp gáp đẩy một vali hành lý lớn ra sân bay Tân Sơn Nhất để đáp chuyến bay ra Quy Nhơn.
Không giấu được sự hồi hộp của một đứa trẻ chờ gặp mẹ, Vance liên tục chỉ ra cửa sổ máy bay "đó là quê tôi", "có lẽ chỗ kia là nhà mẹ tôi" trước khi thú nhận "trong đầu tôi lúc này thật sự rối bời".
"Ba năm là một khoảng thời gian dài nhưng với tôi nó như ánh sáng cuối đường hầm. Nhìn lại hành trình đó, tôi nghĩ nó xứng đáng vì tôi đã tìm được người thân. Tôi tin rằng mọi chuyện xảy ra đều có nguyên nhân của nó. Với tôi, điều đó khép lại một chương dài trong cuộc đời của tôi nhưng cũng mở ra một chương mới cùng với mẹ của mình".
Và Vance không giấu nỗi niềm hạnh phúc trong khóe mắt: "Hôm nay tôi đặt chân đến mảnh đất nơi mà tôi đã được đưa đi cách đây 43 năm. Hôm nay tôi sẽ gặp mẹ".
Bổn phận của người con
Nhưng cũng còn những điều khác mà Vance phải trăn trở. 43 năm không ở bên mẹ là một khoảng thời gian dài, liệu quá khứ và hiện tại có thể thực sự kết nối với nhau hay không và phải mất bao lâu. Ngoài ra, còn nhiều thứ phải sắp xếp lại.
"Sau những giây phút xúc động, chúng tôi phải sắp xếp lại cuộc sống để có thể gần gũi nhau hơn. Tôi ở Bắc Ireland, còn mẹ tôi thì sống ở Quy Nhơn. Sau khi báo chí và truyền thông rời đi, chúng tôi sẽ đối mặt với những thực tế và thảo luận với nhau làm sao để tốt cho cả hai mẹ con" - anh chia sẻ.
Kế hoạch của anh là mỗi năm sẽ về nước và ở với mẹ vài tháng và trở lại Anh để tiếp tục làm việc và chăm sóc người cha nuôi. Anh cũng muốn mẹ chuyển đến một nơi ở mới trong thành phố Quy Nhơn. "Mẹ tôi chắc sẽ không muốn dựa dẫm vào con cái. Nhưng tôi muốn chăm sóc bà bởi đó là bổn phận của một người con. Công việc của tôi ở Anh có thể hỗ trợ mẹ về tài chính" - anh nói.
Muốn giúp trẻ em khác
Vance cho biết anh dự định sẽ cưới vị hôn thê của mình vào 3-2018. Họ gặp nhau lần đầu trong chuyến thăm Việt Nam của Vance vào năm ngoái. Cả hai thường xuyên liên lạc qua mạng xã hội. "Hôn thê của tôi hiện làm việc ở Quy Nhơn. Lần này về, tôi dự định sẽ ngỏ lời cưới cô ấy" - Vance ngại ngùng, nói thêm rằng họ dự kiến sẽ đi tuần trăng mật ở một số nơi tại Việt Nam.
Ngoài ra, anh cũng sẽ thực hiện các hoạt động từ thiện cùng với Trung tâm Nga Nguyễn. Vance cho biết anh may mắn được gia đình McElhinney nhận nuôi và cho anh một gia đình tuyệt với ở Anh. "Tôi đã được trao cơ hội thứ hai và giờ tôi cũng muốn giúp đỡ những trẻ em khác" - Vance nói.
"Chiến dịch Babylift" (Operation Babylift - Đưa trẻ em ra đi) đã đưa hàng ngàn trẻ em rời khỏi Việt Nam trong những ngày cuối của cuộc chiến tranh VN năm 1975 đến các nước Úc, Mỹ, Canada, Anh... Có khoảng 3.300 trẻ em được đưa đi, riêng Mỹ tiếp nhận khoảng 2.700 trẻ em Việt Nam.
Ảnh: SBS, AP, WP
Tin cùng chuyên mục
Vui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XThêm chuyên mục, tăng trải nghiệm với Tuổi Trẻ Sao
Từ ngày 1-1-2023, Tuổi Trẻ Online giới thiệu Tuổi Trẻ Sao - phiên bản đặc biệt dành riêng cho các thành viên với nhiều chuyên mục và trải nghiệm thú vị, bao gồm: Tư vấn pháp luật, Hỏi chuyện sức khỏe; Xem nhật báo sắc nét trên mạng (E-paper), Tuổi Trẻ Live (trực tiếp các sự kiện thời sự nóng bỏng, hấp dẫn).
Tuổi Trẻ Sao được thiết kế thông thoáng với tất cả các trang, chuyên mục và video đều không có quảng cáo hiển thị, không làm ngắt quãng sự tập trung của bạn đọc.
Bằng cách đóng góp Sao, thành viên Tuổi Trẻ Sao có thể tham gia các hoạt động và tương tác trên nền tảng Tuổi Trẻ Online như tặng Sao cho tác giả và các bài viết yêu thích, đổi quà lưu niệm trong chương trình, đăng ký quảng cáo, mua sắm trực tuyến.
Báo Tuổi Trẻ phát triển Tuổi Trẻ Sao nhằm từng bước nâng cao chất lượng nội dung, tăng khả năng kết nối, tương tác và thực hiện các nội dung mới theo nhu cầu của số đông công chúng.
Chúng tôi hy vọng Tuổi Trẻ Sao sẽ góp phần chăm sóc, phục vụ và mang lại những trải nghiệm mới mẻ, tích cực hơn cho cộng đồng độc giả của Tuổi Trẻ Online.
TTO
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toán
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận