12/07/2018 07:23 GMT+7

Máy ủi đi đến đâu, dấu tích văn hóa bị phá hủy đến đó

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - Việc ồ ạt khai quật các cổ vật lên, di dời về bảo tàng để cất kho bởi không đủ không gian cho trưng bày là một sự lãng phí rất lớn...

Máy ủi đi đến đâu, dấu tích văn hóa bị phá hủy đến đó - Ảnh 1.

Công ty du lịch Tràng An tháo dỡ công trình "khủng" xâm phạm di sản thế giới Tràng An - Ảnh: T.L

Lời than phiền này của GS.TS Lâm Mỹ Dung (Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội) tại cuộc tọa đàm khoa học về việc đánh giá và bảo tồn di tích Vườn Chuối do Sở Văn hóa - thể thao Hà Nội tổ chức ngày 11-7 nhận được sự chia sẻ lớn từ các nhà nghiên cứu khác.

Chúng ta đang khai quật khảo cổ học thiếu bền vững. Việc ồ ạt khai quật các cổ vật lên, di dời về bảo tàng để cất kho bởi không đủ không gian cho trưng bày là một sự lãng phí rất lớn

GS Lâm Mỹ Dung

Gần 10 năm cùng các sinh viên lăn lộn khai quật, nghiên cứu di chỉ Vườn Chuối (thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội), GS Lâm Mỹ Dung buồn bã cho rằng các di chỉ khảo cổ hiện đang rất mong manh không chỉ bởi nó bị các chủ đầu tư "ghẻ lạnh", coi là vật cản, cộng đồng chưa có sự quan tâm đủ, mà còn bởi chính sự thiếu bền vững trong hoạt động khảo cổ hiện nay.

Tại hội thảo, ông Trương Minh Tiến, phó giám đốc Sở Văn hóa - thể thao Hà Nội, cũng cho biết dù đã có lời mời nhưng chủ đầu tư khu đô thị mà di tích Vườn Chuối đang nằm trong đó đã vắng mặt trong cả hai sự kiện do sở tổ chức: chuyến khảo sát di tích Vườn Chuối tháng 4 vừa qua và hội thảo này.

Dù đã được phát hiện từ năm 1969 nhưng tới năm 2007 thì di tích khảo cổ Vườn Chuối lại nằm trọn trong phần đất của chủ đầu tư khu đô thị phức hợp Kim Chung - Kim Lũ. 

Chỉ đến năm 2009, khi GS Lâm Mỹ Dung dẫn các sinh viên của mình về đây tìm hiểu, khai quật mới phát hiện ra cả một kho báu di tích có niên đại kéo dài hơn 1.000 năm lịch sử, từ giai đoạn cuối văn hóa Phùng Nguyên đến văn hóa Đông Sơn.

Theo PGS Tống Trung Tín - chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam, di tích khảo cổ học Vườn Chuối nếu được nghiên cứu đầy đủ sẽ có đóng góp tốt cho việc nghiên cứu thời kỳ dựng nước và giữ nước đầu tiên của dân tộc. Ông cũng cảnh báo di tích này "rất dễ bị biến mất chỉ trong một vài ngày nào đó" bởi cơn lốc đô thị hóa hiện nay.

Tràng An: tháo dỡ xong cũng đừng mong đẹp như xưa Tràng An: tháo dỡ xong cũng đừng mong đẹp như xưa

TTO - Ngày 15-6 là hạn chót để phá dỡ công trình sai phép đường lên núi Cái Hạ, thuộc vùng lõi di sản thế giới Tràng An. Xây đường lên núi đã khó, giờ phá dỡ càng khó hơn. Dù vậy, di sản cũng khó trở lại hình dạng ban đầu.

THIÊN ĐIỂU
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên