Phải hết sức cẩn thận để có một bữa tiệc an toàn cho gia đình - Ảnh: safebee.com
Hàng ngày vẫn tiếp tục diễn ra các vụ ngộ độc lớn nhỏ tại các khu công nghiệp, nhà hàng tiệc cưới, đám cưới, đảm tiệc…Vậy làm thế nào chúng ta hạn chế tối đa các vụ ngộ độc là một câu hỏi lớn. Ngộ độc thực phẩm nhẹ nhất cũng làm chúng ta khó chịu và nặng nhất có thể gây chết người. Các bạn cần phải ghi nhớ một số điều để tránh nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm khi ăn ở nhà cũng như khi ăn tiệm. Dưới đây là các chỉ dẫn giúp cho bạn, gia đình bạn cùng các các bạn bè không bị đau ốm vì thức ăn.
Nguyên do tại đâu ngộ độc thực phẩm xẩy ra? Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi chúng ta ăn phải thức ăn hoặc uống phải nước đã bị nhiễm vi khuẩn, độc tố, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng và/hoặc hóa chất. Thực ra, ngộ độc thực phẩm chính xác hơn chỉ áp dụng cho trường hợp ăn uống nhẩm phải các độc tố và hoá chất; còn vi khuẩn, siêu vi khuẩn và ký sinh trùng là những nguồn nhiễm bệnh qua trung gian thực phẩm. Tuy nhiên, hầu hết mọi người khi nói vể ngộ độc thực phẩm đều bao gồm tất cả các nguồn ô nhiễm trên đây. Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm gồm có: Đau quặn dạ dày hay đau đớn, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, sốt, nhức đẩu, đau cổ họng, các triệu chứng giống càm cúm, thình lình thấy mệt mỏi, mất sức hoặc ngầy ngật, buồn ngủ.
Thực phẩm bị ô nhiễm
Khi nào thực phẩm có thể bị ô nhiễm? Thực phẩm có thể bị ô nhiễm do nhiều nguyên nhân từ khâu trồng trọt đến chế biến và đưa lên bàn ăn:
- Trổng trọt: Các hóa chất, phân bón… đểu có tiềm năng làm ô nhiễm thực phẩm trong khi trồng. Đừng bao giờ nghĩ là một sản phẩm đã được rửa sạch trước khi đem ra khỏi nông trại;
- Môi trường: Các vi khuẩn, ký sinh trùng bay theo gió, lơ lửng trong nước, bám theo bụi và ẩn trong lòng đất. Chúng là một phần của mạng lưới sinh vật của thiên nhiên và sẽ luôn luôn là một nguồn nhiễm bệnh tiềm ẩn nếu không được giải quyết một cách thỏa đáng đúng theo nguyên tắc của ngành vệ sinh thực phẩm;
- Chế biến: Dù là ở đâu, trong bếp hoặc tại công xưởng, chế biến thực phẩm là một nguổn ô nhiễm chính yếu. Các khu vực dành cho chế biến thực phẩm phải được giữ hết sức sạch sẽ. Nhiễm trùng dễ xảy ra đặc biệt đối với các sản phẩm thịt (các vi khuẩn tự nhiên trong ruột các gia súc là một ngưổn nhiễm bệnh chính nếu không xử lý cẩn thận);
- Tồn trữ: Thực phẩm tổn trữ không đúng cách, chẳng hạn như đùi gà sống để gần một chùm nho có thể là một nguồn truyền vi khuẩn. Một thực phẩm nào đó có thể không phải là một nguồn ô nhiễm nhưng có thể bị lây ô nhiễm từ thực phẩm khác;
- Sửa soạn: Thực phẩm bị ô nhiễm nhiều trong giai đoạn này. Một người đang bị bệnh mà sửa soạn thực phẩm có thể truyền mầm mống bệnh, từ bệnh cúm tới bệnh viêm dạ dày ruột. Một cái thớt vừa dùng để thái thịt không rửa sạch mà đã đem dùng ngay để xắt rau có thể gây ô nhiễm cho rau. Tay không rửa sạch, bàn bếp để dơ bẩn, sâu bọ và chuột... đều là những nguồn ô nhiễm tiềm ẩn.
Làm sao phòng ngừa ô nhiễm? Tại nhà, việc tồn trữ và sửa soạn thực phẩm là những lãnh vực quan trọng trong cố gắng giảm thiểu rủi ro bị đau ốm vì ngộ độc thực phẩm. Khi ăn tiệm điều chính yếu là bạn phải để ý đến tình trạng các món ăn và vệ sinh trong dịch vụ phục vụ khách hàng. Để làm rõ các khâu này, chúng ta xem các mục dưới đây:
Sửa soạn thực phẩm
1- Cẩn thận khi đi chợ. Bạn nên cẩn thận khi lựa chọn thực phẩm và mang thực phẩm về nhà. Bạn cần coi "ngày quá hạn" in trên sản phẩm, để thịt và thịt gà vịt trong những túi riêng, và đừng để thịt sống đụng vào các sản phẩm khác trong khi mua và mang về nhà. Giữ sức lạnh cho các thực phẩm ướp lạnh hay đông lạnh, bọc trong giấy báo hoặc mua một túi làm lạnh. Khi về tới nhà, bạn hãy nhanh chóng cất trữ các thực phẩm theo đúng cách.
2- Luôn luôn rửa sạch tay trước và sau khi sửa soạn thực phẩm. Bạn hãy dùng nước nóng, có xà phòng. Các khăn lau bát đĩa và khăn lau tay phải luôn luôn sạch sẽ.
3- Giữ bếp cho sạch. Bạn hãy dùng nước pha xà phòng nhẹ để rửa sạch bàn bếp, thớt và vật dụng.
4- Dùng thớt riêng để thái thịt và thịt gà vịt sống. Bạn hãy để riêng các thớt này để tránh lây nhiễm vi khuẩn từ thịt sang các thực phẩm khác. Nếu bạn không thể có những thớt riêng thì bạn cần phải rửa thật sạch thớt đa dụng với nước pha xà phòng nóng rồi khử với dung dịch thuốc tẩy pha loãng.
5- Trữ các thực phẩm riêng rẽ. Bạn luôn luôn nhớ đừng để thịt sống, trứng sống và thịt gà vịt sống chung với các thực phẩm đã nấu chín, các trái cây và rau tươi.
6- Nấu kỹ các thực phẩm, đặc biệt là thịt đỏ, thịt gà vịt và trứng. Nấu thật chín các thực phẩm này sẽ diệt hết các mầm mống bệnh nguy hiểm. Bạn hãy tham khảo sách nấu ăn và dùng nhiệt kế đo thịt nếu bạn không biết chắc phải nấu bao lâu.
7- Giữ thức ăn nóng ở độ nóng 65ºC và đồ ăn lạnh ở độ lạnh 4ºC. Bạn nhớ điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh ở ≤ 4ºC.
8- Hâm nóng kỹ các đồ ăn dư trước khi ăn, các đồ ăn dư không hâm lại cho đủ nóng trước khi ăn có thể chứa những tác nhân gây bệnh. Ngoài ra đồ ăn dư đã hư như mất màu, có mốc, thì dù có hâm nóng lại cũng không an toàn. Bạn đừng bao giờ hâm nóng lại đồ ăn dư lần thứ hai. Bạn đừng bao giờ làm đông lạnh lại một thực phẩm nếu chưa thay đổi tình trạng của thực phẩm ấy, như vậy có nghĩa là bạn có thể làm đông lạnh thực phẩm sống, sau lấy ra làm tan đá, đem nấu chín và sau khi nấu chín bạn có thể để trở lại vào tủ đông lạnh cho tới khi ăn đem ra làm tan đá/hâm nóng.
Cất giữ và lưu trữ thực phẩm
1- Tồn trữ thực phẩm theo nhu cầu của từng loại. Các thực phẩm khô như mì, gạo, lentil, đậu, các thực phẩm đóng hộp và ngũ cốc có thể tổn trữ ở những chỗ khô ráo và mát mẻ như tủ bếp hay tủ đựng thức ăn. Các thực phẩm khác thì phải cẩn thận hơn khi tồn trữ.
- Các thực phẩm đông lạnh phải để vào tủ đá ngay sau khi mua về.
- Thịt, thịt gà vịt, trứng, cá, thịt đã làm sẵn, các sản phẩm sữa phải luôn luôn để tủ lạnh.
- Nhiều thực phẩm phải được để tủ lạnh hay tại một chỗ tối và mát mẻ như hầm chứa hay tủ đựng thức ăn một khi đã mở ra. Bạn nên đọc chỉ dẫn tồn trữ trên nhãn dán.
- Tất cả các thực phẩm dù tồn trữ bằng cách nào cũng phải đươc tiêu dùng nhanh trước khi quá hạn. Ngay cả các chất gia vị và cây thảo khô cũng mất các đặc tính dinh dưỡng và hương vị nếu trữ quá lâu. Ngoài ra nhiều sản phẩm để quá hạn có thể nguy hại cho sức khoẻ.
2- Ngăn ngừa côn trùng, bọ chuột và chó mèo đụng vào thực phẩm.
3- Hết sức cẩn thận khi khí hậu nóng bức. Thực phẩm bị nhiễm khuẩn nhanh hơn khi trời nóng. Nếu ăn ngoài trời, mọi người nên ăn cho nhanh để trong vòng một tiếng sau có thể đem các thức ăn dư vào chỗ mát trong nhà.
Một điểm khác cũng không kém phần quan trọng là vệ sinh khi ăn uống, phải thực hiện các bước như sau:
- Luôn luôn rửa tay sạch trước khi ăn. Nên dùng sữa và nước trái cây tiệt khuẩn. Nếu sản phẩm có tiệt khuẩn thì có ghi trên nhãn dán. Nếu không tiệt khuẩn thì nguồn gốc sản xuất sản phẩm phải có tín nhiệm;
- Ăn thức ăn liền sau khi nấu như vậy các mầm mống bệnh tât chưa kịp phát triển. Rửa và chùi sạch các thực phẩm sống. Trái cây và rau tươi trước khi ăn phải được rửa và chùi sạch hoặc bóc vỏ;
- Phải rất thận trọng khi ăn cá và thịt sống. Khi vào tiệm ăn tự chọn, bạn không nên ăn sushi, nghêu sò sống hay những món ăn tương tự nếu không biết rõ các món ăn ấy đã bày trên bàn từ bao lâu mà không được ướp lạnh thích hợp. Nếu làm ở nhà các món này thì bạn phải chọn mua những thứ tươi nhất và nên ăn ngay sau khi làm. Thịt tươi đây không có nghĩa là "thịt từ vật mới bị giết", bởi vì thịt cá sushi đông lạnh an toàn hơn thịt cá mới bị giết vì đông lạnh đã giết hết các bào tử, phần tử sinh bệnh. Các món ăn dùng thịt sống rất khó làm vì phải thật sạch sẽ và đúng cách. Ngoài ra, thức ăn làm bằng thịt sống ăn còn dư nên bỏ;
- Đừng ăn nếu không yên tâm. Chẳng hạn như bạn thấy thức ăn có gì khác lạ hay có mùi thì đừng nên ăn;
- Đừng nên ăn tôm cua sò hến sống. Thịt các loài này thuờng chứa nhiểu độc tố. Rủi ro bị viêm gan cao vì vậy nguy hiểm cho người nghiện rượu hay gan bị tổn thương. Nếu bạn muốn ăn loài này thì phải chọn mua những con còn sống tức là có vỏ khép kín hoặc khép lại khi bạn đập vào vỏ;
- Khi ăn tiệm bạn phải để ý tới một vài điều sau đây: Tiệm trông phải sạch sẽ, với các loại thức ăn tự lựa chọn bạn cần để ý xem thức ăn nóng có đủ nóng không, cơm phải mới không hay để ngoài quá lâu, sà lách phải tươi. Nên dè dặt với một vài loại dầu dấm trộn xà lách, mayonnaise, hollandaise, bernaise và những nước xốt khác có trứng sống. Nếu ăn thấy khác lạ hoặc cảm thấy buồn nôn thì nên ngưng ngay.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận