Phóng to |
Ngân hàng đã tiến hành khảo sát 2.000 cá nhân trên toàn cầu có tài sản ròng ở mức cao trong nửa đầu năm 2013 để xác định các chủ doanh nghiệp, nhà lãnh đạo và giới đầu tư có thể làm ra tài sản, chi tiêu và chia sẻ tài sản như thế nào. Câu trả lời được tổng hợp từ những cá nhân sở hữu tài sản ròng trên 1,5 triệu USD. 1/5 trong số 500 nhân vật đó ở châu Á.
Đa số đều cho rằng sự phát triển thịnh vượng của giới triệu phú Singapore đến từ tốc độ tăng trưởng giá bất động sản ấn tượng trong nhiều năm qua. Nhưng chỉ đúng một phần. Theo khảo sát, 72% tài sản được tạo ra từ đầu tư cá nhân, theo sau là 58% đến từ bất động sản và 55% là từ tiền tiết kiệm thông qua thu nhập và phúc lợi.
Dù nền kinh tế thế giới chấn động nhưng khủng hoảng tài chính, chính trị và xã hội trên khắp thế giới lại là cơ hội cho phép gần 50% người giàu Singapore tăng ví tiền cá nhân. Điều này phần lớn do sự trở lại của chỉ số Straits Times Index với xu hướng tăng gấp đôi giá trị từ năm 2008 - 2013.
Thị trường chứng khoán trong khu vực Thái Lan, Indonesia và Malaysia cũng theo hướng tương tự. 1/4 người Singapore tham gia cuộc phỏng vấn đều nói tài sản suốt đời của họ tăng gấp 5 lần hoặc hơn.
Tuy nhiên, nếu xét đến tính chất tích hợp cao của nền kinh tế đảo quốc sư tử này, giới nhà giàu Singapore cũng đã trải qua những biến động mạnh nhất trong khối tài sản của mình nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Gần 70% cho rằng tài sản của họ dễ bay hơi và dịch chuyển khá nhiều.
Khi nhắc đến chi tiêu, dù mỗi năm quốc gia này chi đến 26.000 USD cho các loại thức uống cao cấp như cocktail và xe sang Ferrari cũng thỉnh thoảng xuất hiện trên phố, báo cáo khảo sát cho thấy người Singapore dùng đến 61% tiền của để đầu tư và tiết kiệm, chỉ sau Hong Kong (66%) và cao hơn Trung Quốc lục địa (58%).
Tiếp theo trong bảng chi tiêu của người dân đảo quốc là cho du lịch và các hoạt động xã hội với 16%. Chỉ 7% chi cho xe hơi, trang sức hay sưu tầm. Trái ngược hoàn toàn với giới nhà giàu mới nổi Ấn Độ mạnh tay chi 17% tài sản cho những thứ vật chất như xe hơi, nhà cửa hay trang sức.
Và tâm lý của những người Singapore điển hình trong việc chia sẻ tài sản muốn đạt được thành công mỹ mãn đi cùng mục đích sống. Trong khi chỉ có 13% muốn để lại tài sản cho con cháu thừa kế thì có đến 50% cho rằng họ sẽ làm từ thiện.
Theo forbes
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận