22/10/2020 15:12 GMT+7

'Không có gì ở đằng sau' chắt tinh túy truyền thống để cắt nghĩa xã hội đương đại

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - 20 tác phẩm khổ lớn của họa sĩ Bùi Thanh Tâm đang trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam mang đến bất ngờ cho công chúng khi nghệ sĩ này đập bỏ hoàn toàn phong cách đã định hình để tìm kiếm một phương thức cắt nghĩa xã hội mới.

Không có gì ở đằng sau chắt tinh túy truyền thống để cắt nghĩa xã hội đương đại - Ảnh 1.

Đông đảo công chúng đến với triển lãm Không có gì ở đằng sau - Ảnh: T.ĐIỂU

Triển lãm Không có gì ở đằng sau (Nothing Behind) của họa sĩ Bùi Thanh Tâm trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đến hết ngày 26-10 đã có một lượng công chúng rất đông từ người trong giới, nhà sưu tập đến với triển lãm này kể từ khai mạc.

Triển lãm gồm 3 "chương", với 3 nhóm tác phẩm theo ba chủ đề: Chiến tranh, Tình yêu, Đức tin.

Trong loạt sáng tác mới mà Bùi Thanh Tâm giấu rất kỹ suốt mấy năm qua, đợi ngày triển lãm ra mắt công chúng, tuyệt không còn thấy búp bê u buồn ba chiều đen tối quen thuộc làm nên tên tuổi (và tiền bạc) cho Bùi Thanh Tâm trước đây.

Thay vào đó là vô số hình ảnh lấy ra từ tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống, Kim Hoàng... ngồn ngộn trên bề mặt tranh, phô bày trên bề mặt ấy một bề rộng của văn hóa truyền thống Việt Nam.

Ở đây cũng không còn thao tác vẽ, tô màu thông thường của người họa sĩ, mà chỉ có thao tác cắt dán. Những bức tranh tập hợp đa dạng các chất liệu, kỹ thuật dân gian, là sự kết hợp giữa họa sĩ và các nghệ nhân tranh dân gian, nghệ dân dát vàng, bạc, in khắc, vẽ tay.

Bùi Thanh Tâm muốn chắp ghép tất cả những tinh tuý, đặc sắc mà các nghệ nhân dân gian nhiều đời gìn giữ, phát triển, đưa chúng vào "một định dạng mới" trong dòng chảy của nghệ thuật đương đại Việt.

Không có gì ở đằng sau chắt tinh túy truyền thống để cắt nghĩa xã hội đương đại - Ảnh 2.

Không gian triển lãm Không có gì ở đằng sau còn sắp đặt cả những mảnh tranh dân gian đã được họa sĩ cắt lấy các hình đưa vào tranh của mình - Ảnh: THÙY LINH

Về xu hướng khai thác chất liệu dân gian để đưa vào sáng tác đương đại mà Bùi Thanh Tâm đang thực hành, giám tuyển Nguyễn Như Huy cho biết, đó là xu hướng đã có từ rất lâu trong hội họa Việt Nam kể từ Nguyễn Tư Nghiêm, nhưng mỗi thời, mỗi người lại có cách khai thác dân gian theo cách riêng.

Nếu Nguyễn Tư Nghiêm tôn vinh truyền thống, đưa truyền thống lên tầng mức toàn cầu bằng khi tiếp cận với chủ nghĩa vị lai của Ý, thế hệ Đặng Xuân Hòa, Gang Of Five sử dụng truyền thống như một nguồn mạch cảm hứng về mặt hình ảnh, màu sắc, thì các nghệ sĩ đương đại như Bùi Thanh Tâm sử dụng truyền thống như một công cụ cắt nghĩa xã hội.

Theo giám tuyển Nguyễn Như Huy, triển lãm mới của Bùi Thanh Tâm cho thấy bước ngoặt quan trọng của họa sĩ khi anh có nhiều thay đổi như thay đổi trong vai trò của người nghệ sĩ (từ nghệ sĩ studio làm việc một mình sang nghệ sĩ làm dự án cùng các đối tác khác) và thay đổi trong vai trò nghệ thuật (không còn phụ thuộc, không còn dựa trên phong cách nữa).

"Bùi Thanh Tâm không phải là nghệ sĩ của phong cách nữa mà là nghệ sĩ của thế giới quan, sử dụng các công cụ truyền thông mới để tạo ra tác phẩm, tạo ra lối tiếp cận với cuộc đời bằng thế giới quan của mình", ông Như Huy nói.

Một số tác phẩm trong triển lãm Không có gì ở đằng sau:

Không có gì ở đằng sau chắt tinh túy truyền thống để cắt nghĩa xã hội đương đại - Ảnh 3.

Tác phẩm Vườn xuân

Không có gì ở đằng sau chắt tinh túy truyền thống để cắt nghĩa xã hội đương đại - Ảnh 4.

Tác phẩm Xứ An Nam

Không có gì ở đằng sau chắt tinh túy truyền thống để cắt nghĩa xã hội đương đại - Ảnh 5.

Chiến tranh I,II,III

Không có gì ở đằng sau chắt tinh túy truyền thống để cắt nghĩa xã hội đương đại - Ảnh 6.

Xứ An Nam bộ 3 tấm

Không có gì ở đằng sau chắt tinh túy truyền thống để cắt nghĩa xã hội đương đại - Ảnh 7.

Tác phẩm Vũ trụ

Không có gì ở đằng sau chắt tinh túy truyền thống để cắt nghĩa xã hội đương đại - Ảnh 8.

Tác phẩm Cõi nhân gian

Triển lãm ‘thức uống kinh tởm’ Triển lãm ‘thức uống kinh tởm’

TTO - Rượu Gin từ xác kiến, rượu lên men trong nhà vệ sinh hay bia làm từ tinh hoàn là những thức uống ‘khó ngửi, khó nuốt’ đang được trưng bày tại Bảo tàng thực phẩm kinh hoàng ở Thụy Điển khiến không ít du khách lắc đầu lè lưỡi.

THIÊN ĐIỂU
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên