11/02/2024 12:12 GMT+7

Khám phá làng văn hóa Mari Mari độc đáo và bí ẩn

Hiếu khách và thân thiện là những gì du khách đánh giá sau khi đến trải nghiệm tại Làng văn hóa Mari Mari (Malaysia) - nơi chứa đầy truyền thuyết, thậm chí là “ma thuật”.

Hơn 7 năm gắn bó với Làng văn hóa Mari Mari này, chị Juria cho biết rất vui khi tiếp hàng trăm lượt khách đến thăm mỗi ngày

Hơn 7 năm gắn bó với Làng văn hóa Mari Mari này, chị Juria cho biết rất vui khi tiếp hàng trăm lượt khách đến thăm mỗi ngày

Là nơi lưu giữ văn hóa dân tộc của Borneo, làng văn hóa Mari Mari đưa du khách đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Các hoạt động truyền thống độc đáo ở Mari Mari như vẽ tatoo, thử tạo ra lửa từ gỗ, nấu rượu gạo, hay nghe các câu chuyện về tín ngưỡng địa phương, thưởng thức đặc sản ẩm thực đặc trưng…

Tọa lạc giữa rừng cây hẻo lánh ở Kiosom, cách thành phố Kota Kinabalu (thành phố KK, Malaysia) khoảng 30 phút di chuyển, làng văn hóa Mari Mari là những câu chuyện thú vị về văn hóa và đời sống của bộ tộc Bajau cùng 4 bộ tộc khác là: Lundayeh, Murut, Rungus và Dusun. Đây là những bộ tộc thuộc cộng đồng Sabah của Malaysia.

Thưởng thức các loại bánh truyền thống ở làng văn hóa Mari Mari

Thưởng thức các loại bánh truyền thống ở làng văn hóa Mari Mari

Theo chị Juria Ermah - diễn viên múa truyền thống và cũng là nhân viên phục vụ các màn trình diễn tái hiện lại đời sống của các bộ lạc xưa, làng văn hóa Mari Mari được phục dựng bởi thế hệ con cháu của các bộ lạc mà họ đại diện.

"Tôi rất vui và hạnh phúc khi được làm việc tại làng văn hóa Mari Mari, để hỗ trợ bản thân và gia đình. Với tôi, đây là một công việc vô cùng thú vị", cô diễn viên điêu luyện của bộ tộc Bajau nói.

Anh Sugumaran Nair, quản lý kinh doanh của hãng Lữ hành Freme (Brunei), cho biết do có mối quan hệ khắng khít với nhiều đối tác ở Kota Kinabalu, anh và khách hàng thường ghé thăm Mari Mari mỗi khi đến thành phố này. 

"Thật tuyệt và tôi cảm thấy vui khi được chia sẻ nền văn hóa pha trộn cũng như sự đa dạng trong văn hóa dân tộc Sabah… Tôi và khách hàng của mình đặc biệt thích thú khi nghe người dân bản địa chia sẻ về văn hóa Sabah - vùng đất dưới gió", anh Sugumaran vui vẻ nói. 

Làng văn hóa Mari Mari có nhiều nét tương đồng với đồng bào các dân tộc vùng Tây Nguyên Việt Nam, như những ngôi nhà dài, các điệu múa dân tộc…

Du khách xem cách tạo ra lửa thời xưa của thanh niên làng văn hóa Mari Mari

Du khách xem cách tạo ra lửa thời xưa của thanh niên làng văn hóa Mari Mari

Cùng nhóm bạn hăm hở trải nghiệm ngôi làng văn hóa Mari Mari giữa rừng, anh David (du khách Mỹ) cho biết kỳ bí nhất đối với nhóm của anh là thông tin về những bộ tộc săn đầu người tại đây. 

"Chúng tôi phải trải qua một số thử thách, phải trả lời một số câu hỏi, làm quen với các bộ tộc trước khi họ cho chúng tôi vào nhà, để trải nghiệm cuộc sống vừa đơn giản vừa phức tạp của họ. Họ cố gắng hết sức để tỏ ra đáng sợ, một cách đầy bí hiểm. Tất nhiên sau đó thì cười toe toét", anh David hài hước.

Cũng theo vị khách phương Tây này, một trong những tiết mục lôi cuốn và thu hút du khách ở làng văn hóa Mari Mari là phần trình diễn nhảy múa truyền thống kết hợp đa dạng các loại nhạc cụ dân gian cổ xưa.

Theo chị Nhi, hướng dẫn viên của Top Ten Travel, khách du lịch thường dành ngân sách để đi những điểm mới ở khu vực Đông Nam Á. 

"Những điểm mới ở làng văn hóa Mari Mari chính là sự sáng tạo trong phục vụ, như mang nguyên vật liệu vào giữa rừng để tái hiện, trình diễn và chế biến để phục vụ miễn phí cho du khách. Vẽ hình hay tattoo rất ấn tượng, đặc sắc và cũng hoàn toàn miễn phí" - chị Nhi cho hay.

Du khách phải trải qua một số thử thách, phải trả lời một số câu hỏi, làm quen với các bộ tộc trước khi vào làng văn hóa Mari Mari

Du khách phải trải qua một số thử thách, phải trả lời một số câu hỏi, làm quen với các bộ tộc trước khi vào làng văn hóa Mari Mari

Du khách thưởng thức món cơm nướng trong ống tre

Du khách thưởng thức món cơm nướng trong ống tre

Ngoài khách du lịch địa phương, làng văn hóa Mari Mari thường xuyên đón tiếp du khách đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan, Việt Nam, Brunei, Mỹ và châu Âu

Ngoài khách du lịch địa phương, làng văn hóa Mari Mari thường xuyên đón tiếp du khách đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan, Việt Nam, Brunei, Mỹ và châu Âu

Du khách xem chế biến món cơm rượu độc đáo của địa phương

Du khách xem chế biến món cơm rượu độc đáo của địa phương

Khám phá làng văn hóa Mari Mari độc đáo và bí ẩn- Ảnh 8.
Khám phá làng văn hóa Mari Mari độc đáo và bí ẩn- Ảnh 9.
Khám phá làng văn hóa Mari Mari độc đáo và bí ẩn- Ảnh 10.
Khám phá làng văn hóa Mari Mari độc đáo và bí ẩn- Ảnh 11.

Không gian bên trong những ngôi nhà ở làng văn hóa Mari Mari

Du khách đi qua cầu treo để vào làng văn hóa Mari Mari

Du khách đi qua cầu treo để vào làng văn hóa Mari Mari

Một em nhỏ được vẽ tattoo

Một em nhỏ được vẽ tattoo

Khám phá làng văn hóa Mari Mari độc đáo và bí ẩn- Ảnh 14.
Khám phá làng văn hóa Mari Mari độc đáo và bí ẩn- Ảnh 15.
Khám phá làng văn hóa Mari Mari độc đáo và bí ẩn- Ảnh 16.
Khám phá làng văn hóa Mari Mari độc đáo và bí ẩn- Ảnh 17.

Những tiết mục lôi cuốn và thu hút du khách chính là phần trình diễn nhảy múa truyền thống kết hợp đa dạng các loại nhạc cụ dân gian cổ xưa

Du khách được nếm thử các món ăn phong phú đa dạng

Du khách được nếm thử các món ăn phong phú đa dạng

Khám phá làng văn hóa Mari Mari độc đáo và bí ẩn- Ảnh 19.
Khám phá làng văn hóa Mari Mari độc đáo và bí ẩn- Ảnh 20.
Khám phá làng văn hóa Mari Mari độc đáo và bí ẩn- Ảnh 21.

Mari Mari có nhiều nét tương đồng với đồng bào các dân tộc vùng Tây Nguyên Việt Nam

Du khách tản bộ dưới những con đường xanh mát ở Mari Mari

Du khách tản bộ dưới những con đường xanh mát ở Mari Mari

Du khách xem cách làm bánh của các thiếu nữ trong làng văn hóa Mari Mari

Du khách xem cách làm bánh của các thiếu nữ trong làng văn hóa Mari Mari

Từ Việt Nam đến Kota Kinabalu như thế nào?

Do làng văn hóa Mari Mari nằm ở vị trí tiếp giáp với Brunei, đa số du khách sẽ chọn bay đến Brunei, viếng thăm các thánh đường Hồi giáo lộng lẫy nguy nga, thăm rừng quốc gia nguyên sinh bao bọc bởi dòng sông tuyệt đẹp dài hàng chục km, rồi từ đó di chuyển bằng xe buýt hoặc máy bay sang thành phố Kota Kinabalu.

Theo ông Trần Giang San - tổng giám đốc của Desk Air, phần lớn du khách không bay trực tiếp từ Việt Nam đến Kota Kinabalu vì tuyến này rất xa. "Nếu bay từ Việt Nam sang Kulua Lumpur thì lại phải mất thêm 2 tiếng bay nữa mới đến KK; trong khi từ Brunei bay sang KK chỉ mất chưa đầy 30 phút", ông San phân tích.

Cũng theo ông San, trước đây không có nhiều chuyến bay từ Việt Nam đi Brunei. "Tuy nhiên, do nhu cầu ngày càng gia tăng của du khách nên Hãng hàng không Hoàng gia Brunei hiện đã tăng lên 3 chuyến/ tuần, và sắp tới hãng sẽ còn tiếp tục gia tăng tần suất bay hằng tuần", ông thông tin.

Ngoài ra, nhằm kích cầu du lịch, cũng như hỗ trợ các nhân viên của các hãng lữ hành, ông San cho biết Royal Brunei Airliens hiện đang có chính sách hỗ trợ về giá cho nhân viên đang công tác trong lĩnh vực này.

Brunei có gì hấp dẫn du khách Việt dịp Tết này?Brunei có gì hấp dẫn du khách Việt dịp Tết này?

Đám cưới thu hút truyền thông của hoàng tử Brunei Abdul Mateen hồi giữa tháng 1 đã khơi gợi sự tò mò của nhiều du khách trẻ Việt Nam về vương quốc nhỏ giàu có trên đảo Borneo.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên