11/02/2007 04:05 GMT+7

K-Pop vật lộn để tăng tiêu thụ

ĐỨC TÂM (Theo Korea Times)
ĐỨC TÂM (Theo Korea Times)

TT - Thậm chí boy band nổi tiếng Hàn Quốc TVXQ có dẫn đầu bảng tiêu thụ âm nhạc năm 2006, tiêu thụ hơn 340.000 bản cho album thứ ba O-Chong.Ban.Hap thì con số này vẫn thể hiện sự sụt giảm lớn trong tiêu thụ âm nhạc theo hình thức truyền thống, khiến rất nhiều người trong ngành công nghiệp này phải nghĩ lại cách quảng bá sản phẩm của mình.

sN13vgCH.jpgPhóng to
TT - Thậm chí boy band nổi tiếng Hàn Quốc TVXQ có dẫn đầu bảng tiêu thụ âm nhạc năm 2006, tiêu thụ hơn 340.000 bản cho album thứ ba O-Chong.Ban.Hap thì con số này vẫn thể hiện sự sụt giảm lớn trong tiêu thụ âm nhạc theo hình thức truyền thống, khiến rất nhiều người trong ngành công nghiệp này phải nghĩ lại cách quảng bá sản phẩm của mình.

Theo Hiệp hội Công nghiệp âm nhạc Hàn Quốc, vài năm qua quả thật là thời khắc khó khăn với doanh thu âm nhạc dựa vào định dạng đĩa compact từng rất phổ biến, trong khi đó tiêu thụ âm nhạc trực tuyến lại gia tăng đáng kể.

Những hiện tượng của dòng nhạc pop SG Wannabe đã chứng kiến thực tế này xảy ra với album mới nhất của họ mang tên Third masterpiece. Thu âm bán ra xấp xỉ 310.000 bản trong năm nay, giảm hơn nhiều so với con số 410.000 bản phát hành năm 2005.

Một số nghệ sĩ khác cũng không thể tránh khỏi “góc tối” trong bức tranh tiêu thụ CD nói chung. State of the art của Shinhwa chỉ bán được 215.000 bản trong khi Lee Soo Young với đĩa nhạc Grace và Fly to the Sky với Transition bán ra khoảng 210.000 và 128.000 bản... - những con số còn quá xa vời so với sự mong đợi của giới kinh doanh âm nhạc.

Sự gia tăng đột biến với tiêu thụ nhạc số đã buộc ngành công nghiệp âm nhạc Hàn Quốc phải tìm tòi, sáng tạo và cố gắng thu hút người hâm mộ mua CD thay vì tải những ca khúc “hit” nhất trên các trang âm nhạc trực tuyến như Melon hay Bugs.

Than phiền chung trong giới hâm mộ âm nhạc là giá cả của CD, dao động từ 11.000-15.000 won. Với họ, cái giá này là quá cao, đặc biệt khi so sánh với giá cả tải ca khúc.

Một số hãng thu âm đã bắt đầu lắng nghe nguyện vọng của khách hàng và đưa thêm “quà tặng’’ cho đĩa nhạc như video ca nhạc, ca khúc bonus hoặc thậm chí là trao tặng cả di động miễn phí...

Tiêu thụ âm nhạc qua định dạng truyền thống bắt đầu giảm vào năm 2002, cùng thời điểm khi nhạc số phát triển. Những dịch vụ âm nhạc trực tuyến như Melon, Soribada, Bugs và Dosirak đã rất thành công trong việc thu hút khách hàng - những người muốn thưởng thức âm nhạc dễ dàng và nhanh chóng.

Dựa vào số liệu của Cơ quan Nội dung và văn hóa Hàn Quốc, doanh thu âm nhạc trực tuyến đạt đỉnh 262 tỉ won năm 2005, trong khi tiêu thụ âm nhạc truyền thống chỉ đứng ở mức 108 tỉ won.

Xu thế này dự báo sẽ tiếp tục diễn ra trong năm nay, trừ phi ngành công nghiệp âm nhạc Hàn Quốc đưa ra những ý tưởng mới, đột phá đối với cách thức kinh doanh âm nhạc truyền thống.

ĐỨC TÂM (Theo Korea Times)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên