Tư duy mới trong việc tháo gỡ các dự án thua lỗ, yếu kém ngành công thương đã giúp hồi sinh những nhà máy tưởng chừng không còn cơ hội tham gia thị trường. Đến nay, nhiều dự án đã khởi sắc, mang lại doanh thu, tạo việc làm cho người lao động và đóng góp cho ngân sách.

"Nhiều vấn đề tồn đọng kéo dài đã được tập trung tháo gỡ, xử lý, bước đầu đạt được kết quả tích cực". Đó là nhận xét của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong bài phát biểu bế mạc hội nghị trung ương 8 khóa XII, khi đánh giá về những kết quả đạt được về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước trong năm 2023. 

Những đánh giá này có ý nghĩa quan trọng khi 12 dự án thua lỗ, yếu kém ngành công thương vốn là những tồn tại, vướng mắc được kéo dài trong nhiều năm, nay đã đạt được những kết quả tích cực. Các kết quả bước đầu trong xử lý là nền tảng tích cực để giúp cho những dự án này sớm thoát khỏi cái mác "thua lỗ, yếu kém", để hồi sinh, phát triển, đóng góp cho đất nước.

Trong số bốn dự án phân bón của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) thuộc 12 dự án thua lỗ, yếu kém ngành công thương, Công ty cổ phần DAP-Vinachem (chuyên sản xuất và cung cấp phân bón DAP Đình Vũ) là đơn vị đầu tiên được đưa ra khỏi danh sách này.

Hồi sinh dự án thua lỗ, yếu kém - Ảnh 1.

Năm 2023, công ty kỷ niệm 15 năm thành lập với những thành quả đáng khích lệ, trở thành năm có ý nghĩa với công nhân, người lao động khi DAP-Vinachem tiếp tục duy trì mức lợi nhuận ổn định kể từ năm 2018 đến nay. Hiện nhà máy đã sản xuất và cung cấp ra thị trường xấp xỉ 3 triệu tấn phân bón DAP.

Kết quả này góp phần giúp Việt Nam chấm dứt thời kỳ lệ thuộc nguồn cung phân bón DAP từ nước ngoài. Sản phẩm không chỉ được phân phối đi 63 tỉnh thành, sản phẩm phân bón DAP Đình Vũ còn được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.

Hồi sinh dự án thua lỗ, yếu kém - Ảnh 2.

Đối với ba dự án còn lại là dự án cải tạo, mở rộng Nhà máy sản xuất Đạm Hà Bắc, Nhà máy sản xuất Đạm Ninh Bình và Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 - Lào Cai cũng đã và đang được tích cực tháo gỡ, xử lý nhưng kết quả kinh doanh cho thấy hướng xử lý là đúng đắn. 

Theo báo cáo mới nhất của Chính phủ, đến nay ba dự án phân bón của Vinachem đã duy trì được sản xuất kinh doanh, nỗ lực làm chủ công nghệ, từng bước nâng cao được công suất chạy máy bình quân so với thiết kế.

Việc tận dụng tốt những yếu tố thuận lợi của thị trường nên kết quả sản xuất kinh doanh của các dự án, doanh nghiệp này có nhiều cải thiện. Năm 2022, lãi của ba dự án đạt 2.632 tỉ đồng, tăng hiệu quả 2.815 tỉ đồng so với năm 2021.

Hồi sinh dự án thua lỗ, yếu kém - Ảnh 3.

Năm 2023 ba đơn vị tiếp tục duy trì mức lãi với hơn 1.046 tỉ đồng, qua đó giúp Vinachem đạt lợi nhuận năm 2023 đạt 790 tỉ đồng, đạt 108% kế hoạch năm 2023, đóng góp ngân sách và đảm bảo duy trì việc làm, đời sống hàng nghìn lao động.

"Đó là những doanh nghiệp, dự án triệu USD nhưng gặp nhiều khó khăn để phục hồi" - một lãnh đạo của Vinachem nhấn mạnh với Tuổi Trẻ rằng việc xử lý dứt điểm các dự án này được ban lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất "quan tâm đặc biệt" trong giai đoạn qua.

Hồi sinh dự án thua lỗ, yếu kém - Ảnh 4.

Bởi đã có những thời điểm hàng loạt khó khăn bủa vây, tình hình tài chính, đặc biệt là dòng tiền đã khiến cho các nhà máy sản xuất phân bón không trả được nợ. Chi phí tài chính và giá thành sản phẩm càng tăng khiến lợi thế cạnh tranh của sản phẩm gần như là con số không.

Có lúc các doanh nghiệp tưởng chừng như không thể vực dậy. Những thách thức nội tại đặt ra yêu cầu cấp bách là phải sớm thực hiện tái cơ cấu các dự án, gắn với tái cơ cấu tập đoàn.

Hồi sinh dự án thua lỗ, yếu kém - Ảnh 5.
Hồi sinh dự án thua lỗ, yếu kém - Ảnh 6.

Theo lãnh đạo Vinachem, với sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng và các bộ ngành liên quan trong việc thực hiện Đề án 1468 về xử lý các tồn tại, yếu kém của 12 dự án ngành công thương, hàng loạt nhiệm vụ đã được triển khai ngay từ đầu nhiệm kỳ.

Để triển khai có hiệu quả, ủy ban đã thành lập tổ xây dựng phương án xử lý với ba dự án trên. Cùng với việc đàm phán với đối tác, tổ cũng đã phối hợp với Tập đoàn Vinachem đưa ra các biện pháp quản trị cụ thể, sắp xếp lại bộ máy, tiết giảm định mức tiêu hao.

Mỗi dự án, doanh nghiệp đều có tới 3-4 phương án xử lý, trên cơ sở đánh giá, lựa chọn phương án phù hợp nhất để tập trung xử lý, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm tối ưu hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Với sự tham mưu của tập đoàn và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ đã trình phương án xử lý ba dự án và đã được Bộ Chính trị đồng ý chủ trương tái cơ cấu tài chính vào cuối năm 2022.

Cùng đó, đề án tái cơ cấu Vinachem đến năm 2025 cũng được Chính phủ phê duyệt, nhấn mạnh đến việc xử lý dứt điểm các công ty hoạt động thua lỗ, kém hiệu quả.

Hồi sinh dự án thua lỗ, yếu kém - Ảnh 7.

Đặc biệt mới đây, chia sẻ tại hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024 tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh thúc đẩy tăng trưởng và ổn định vĩ mô của Chính phủ, ông Nguyễn Phú Cường - chủ tịch Vinachem - đã chia sẻ tin vui. Đó là nhờ có quyết định của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng, Phó thủ tướng, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) cũng đã tái cơ cấu lại các khoản vay cho 3 đơn vị Đạm Hà Bắc, Đạm Ninh Bình và DAP số 2-Vinachem.

Đây được xem là những chính sách quan trọng để tháo gỡ vướng mắc, tạo cơ hội cho các dự án này hồi sinh.

Hồi sinh dự án thua lỗ, yếu kém - Ảnh 8.
Hồi sinh dự án thua lỗ, yếu kém - Ảnh 9.


Kết quả, từ ba đơn vị âm vốn chủ sở hữu, thua lỗ nhiều năm, nhưng với các phương án xử lý, cùng chỉ đạo của Thủ tướng, Phó thủ tướng, ngân hàng đã tái cơ cấu lại các khoản vay của Đạm Hà Bắc, Đạm Ninh Bình, DAP số 2-Vinachem. Cụ thể, lãi suất vay đã giảm từ 11% về 8,55%, kéo dài thời gian trả nợ thêm và xóa lãi phạt trên lãi chậm trả, nên các công ty này đã sản xuất kinh doanh có lãi.

Trên cơ sở duy trì lợi nhuận có được trong hai năm liên tiếp 2022-2023, các tháng đầu năm 2024, các đơn vị tiếp tục hoạt động ổn định và có lãi. Trong 3 năm liền, riêng 2 đơn vị sản xuất ure mỗi năm sản xuất ra xấp xỉ 1 triệu tấn ure cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

Hồi sinh dự án thua lỗ, yếu kém - Ảnh 10.

Đạm Hà Bắc hiện đã quay trở lại dương vốn chủ sở hữu được 600 tỉ đồng. Việc cơ cấu và sắp xếp lại giúp các đơn vị có dòng tiền và sản xuất lại ổn định, duy trì việc làm cho người lao động. Hiện cả ba đơn vị Nhà máy sản xuất Đạm Hà Bắc, Nhà máy sản xuất Đạm Ninh Bình, Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2- Lào Cai công suất huy động đều trên 90% công suất máy móc thiết bị.

Theo ông Nguyễn Phú Cường, việc cơ cấu lại các khoản vay của ba đơn vị hạ lãi suất các khoản vay về 8,55%, cùng sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng VBD và các ngân hàng thương mại tạo điều kiện cho ba đơn vị có thể nói từ đứng trên bờ vực trở thành đơn vị sản xuất ổn định.

Theo đó, trong 3 năm liền, riêng hai đơn vị sản xuất ure mỗi năm sản xuất ra xấp xỉ 1 triệu tấn ure cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Đạm Hà Bắc bây giờ cũng quay trở lại dương vốn chủ sở hữu được 600 tỉ đồng.

"Tính đến ngày 29-2, tổng cộng ba đơn vị Nhà máy sản xuất Đạm Hà Bắc, Nhà máy sản xuất Đạm Ninh Bình, Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 - Lào Cai trả nợ cả gốc và lãi cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam được 12.138 tỉ đồng trên tổng nợ vay ban đầu là 10.600 tỉ đồng", chủ tịch Vinachem thông tin.

Hồi sinh dự án thua lỗ, yếu kém - Ảnh 11.

Do cơ cấu và sắp xếp lại mà đơn vị có dòng tiền và sản xuất lại ổn định, duy trì việc làm cho người lao động, có dòng tiền trả nợ cho chính các ngân hàng. Hiện cả 3 đơn vị Nhà máy sản xuất Đạm Hà Bắc, Nhà máy sản xuất Đạm Ninh Bình, Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2- Lào Cai công suất huy động đều trên 90% công suất máy móc thiết bị.

Các kết quả có được đến hôm nay là nhờ sự chỉ đạo, định hướng tháo gỡ của Chính phủ, Thủ tướng, Phó thủ tướng, Ủy ban Quản lý vốn, cùng quyết tâm xử lý dứt điểm các tồn tại, vướng mắc tại các dự án của lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.

Bởi vậy, các doanh nghiệp đều kỳ vọng ba dự án Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 - Lào Cai; Nhà máy sản xuất Đạm Ninh Bình; dự án cải tạo, mở rộng Nhà máy sản xuất Đạm Hà Bắc sẽ sớm được đưa ra khỏi danh mục 12 dự án thua lỗ, yếu kém ngành công thương để hoạt động bình thường. Từ đó góp phần hoàn thành các mục tiêu đặt ra trong kế hoạch tái cơ cấu của Vinachem.

Hồi sinh dự án thua lỗ, yếu kém - Ảnh 12.

Điều này sẽ càng có ý nghĩa hơn khi mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tập trung thực hiện hiệu quả, thực chất việc cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, trong đó có các dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành công thương.

Việc này nhằm thực hiện có hiệu quả đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021 - 2025, thực hiện sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, để từ đó nâng cao năng lực, sức cạnh tranh cho nền kinh tế.

Hồi sinh dự án thua lỗ, yếu kém - Ảnh 13.
NGỌC AN
TRƯỜNG SƠN
HẢI PHI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên