09/09/2017 13:39 GMT+7

Tại sao bị chặt chém? Thực khách nên coi lại mình!

PHẠM MINH HIỀN
PHẠM MINH HIỀN

TTO - Làm sao để trị tận gốc nạn chặt chém đã di căn? Khi bị chặt chém thực khách nên làm gì? Nhằm góp thêm một góc nhìn, dưới đây là hiến kế của bạn đọc.

Tại sao bị chặt chém? Thực khách nên coi lại mình! - Ảnh 1.

"Để đấu tranh với nạn "chặt chém" khách du lịch, trước hết, cần phải đặt câu hỏi: Tại sao bị "chặt chém"?

Tôi luôn nhìn thấy các hàng quán làm ăn đàng hoàng ở các điểm du lịch nổi tiếng, họ luôn để menu thức ăn bên ngoài cửa quán. Trong menu, thể hiện rõ ràng giá cả, món ăn. Tôi luôn đặt câu hỏi với nhân viên lễ tân đứng chào mời: "Với giá của một đĩa thức ăn này, dành cho bao nhiêu người ăn?". 

Tất nhiên, nhân viên sẽ trả lời rõ ràng. Cuộc nói chuyện cũng diễn ra một cách lịch sự, không quá nhiều phiền hà cho một buổi ăn uống khi đi du lịch. Vậy, ngại gì mà không đặt câu hỏi khi sử dụng?

Tôi nghĩ chặt chém là một trong những hình thức thể hiện lòng tham của con người. Và không thể loại bỏ nó hoàn toàn được mà chỉ là kiểm soát và hạn chế nó thôi. Để giảm thiểu rủi ro cho mình, theo tôi, một là trước khi ăn cái gì bạn nên biết trước giá cả của nó. Hai là đi ăn thì nên chọn quán sạch sẽ, có nhiều người ăn, có địa chỉ rõ ràng (để tiện chụp ảnh và trình báo khi cần)".

                                                                       Trích hiến kế của bạn đọc tên Vinh

Ở các điểm du lịch nổi tiếng, dịch vụ du lịch luôn cạnh tranh để thu hút khách hàng. Muốn tồn tại, họ luôn làm ăn đàng hoàng với chất lượng dịch vụ so với giá thành họ đưa ra. Người đi du lịch cũng nên tham khảo giá "mặt bằng" chung của loại dịch vụ mà chúng ta chuẩn bị sử dụng ở nơi đó.

Tuy nhiên, tất cả các điểm bán dịch vụ đều đàng hoàng thì không còn vấn đề để bàn cãi. Người làm dịch vụ, trước hết phải thấy được du lịch là kinh tế mũi nhọn của địa phương. Giúp địa phương thu hút khách du lịch, từ đó cãi thiện đáng kể kinh tế của địa phương. 

Tôi luôn ấn tượng với cách buôn bán, làm ăn của bà con ngoài xã Đảo Nam Du (Kiên Giang), hoặc các điểm ăn uống ở Tuy Hòa (Phú Yên)... đây là những điểm du lịch mới nổi, người dân chất phác, buôn bán để gây tiếng tăm địa phương thân thiện, từ đó khách du lịch đổ về ngày một đông.

Theo tôi, mỗi điểm du lịch cần để số điện thoại của lực lượng "phản ứng nhanh" khi bị "chặt chém". Cơ quan chức năng cần có chế tài mạnh mẽ để xử lý các trường hợp "chặt chém", quá quắt, bán dịch vụ không đúng với thỏa thuận ban đầu. Thì mới hạn chế được nạn "chặt chém".

Tôi muốn gửi thông điệp này: sau khi đi du lịch nhiều nơi ở nước ngoài, tôi vẫn thấy Việt Nam mình là nơi đẹp nhất, các giá trị thiên nhiên ưu ái cho người Việt chúng ta quá tuyệt vời.

Chúng ta có biển, rừng, đồng bằng, núi đồi... mà thiên nhiên đã ban tặng, nhưng với cách làm du lịch còn tự phát, cơ chế quản lý còn lỏng lẻo. Và, hơn hết là người dân luôn thấy cái lợi trước mắt mà không thấy cái lợi lâu dài thì những giá trị ấy mãi còn là một hòn ngọc chưa được gọt dũa"!

Theo nhiều bạn đọc, tình trạng chặt chém du khách không chỉ mới có gần đây cũng như không cá biệt ở một địa phương nào. Là người du lịch, mỗi khi bị chặt chém, bạn xử lý như thế nào? Theo bạn, làm sao để xóa bỏ tận gốc căn bệnh này có dấu hiệu di căn khắp các vùng miền?

Mời bạn đọc hãy hiến kế với chúng tôi trong phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc gởi ý kiến đến email: tto@tuoitre.com.vn hoặc dandt@tuoitre.com.vn. Cảm ơn bạn!

PHẠM MINH HIỀN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên