18/08/2023 15:00 GMT+7

Graphic Designer và những điều thú vị cần biết về công việc này (phần 2)

Graphic Designer như thế nào? Hãy cùng CareerBuilder khám phá tất tần tật những thông tin thú vị về nghề này thông qua bài viết dưới đây!

3. Tầm quan trọng của nhân viên thiết kế đồ họa

3.1 Giúp doanh nghiệp bán được hàng

Vì vậy, vai trò của nhân viên thiết kế là không thể thiếu trong chiến lược Marketing sản phẩm. Bởi chính nhân viên thiết kế là người có thể sáng tạo ra được những hình ảnh nổi bật và truyền tải được các thông điệp thuyết phục khách mua hàng.

3.2 Gây ấn tượng và thu hút sự chú ý của khách hàng

Có bao giờ bạn mua ngay một món đồ trên mạng chỉ vì hình ảnh của nó cực kỳ bắt mắt mà không có một chút chần chừ? Hay đôi khi bạn mua một quyển sách vì bìa của nó quá đẹp?

Theo tâm lý học, mọi người sẽ tiếp nhận thông tin bằng 83% thị giác và chỉ có khoảng 4 giây để tạo nên ấn tượng đầu tiên. Chính vì vậy, nhân viên thiết kế đồ họa là người giúp công ty thu hút sự chú ý của khách hàng bằng hình ảnh ấn tượng và truyền tải những thông điệp bán hàng hiệu quả nhất.

3.3 Xây dựng hình ảnh thương hiệu cho công ty

Quá trình xây dựng hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp luôn có sự góp phần của đội ngũ Graphic Designer. Bất kỳ sản phẩm nào liên quan đến bộ nhận diện thương hiệu công ty như bảng hiệu, logo, bao bì sản phẩm, thẻ nhân viên,... đều được tạo ra bởi nhân viên thiết kế đồ họa. Có thể nói, từng "hơi thở" của doanh nghiệp đều mang dấu ấn của đội ngũ thiết kế đồ họa.

3.4 Xây dựng mối quan hệ cho doanh nghiệp

Thoạt nghe bạn có thể nghĩ là Graphic Designer tại sao lại liên quan đến xây dựng mối quan hệ cho doanh nghiệp? Thực tế, để công ty tạo ấn tượng tốt với khách hàng, nhà cung cấp hay nhà đầu tư, tất cả hình ảnh của công ty trên mọi phương diện cần phải có sự chỉn chu và chuyên nghiệp.

Chẳng hạn, khi doanh nghiệp tiếp cận khách hàng lớn, hình ảnh của công ty trên các phương tiện truyền thông như Facebook, Website hay Portfolio thiếu chuyên nghiệp thì sẽ làm mất đi sự tin tưởng của khách hàng.

Do đó, công việc của nhân viên thiết kế đồ họa đóng góp một phần rất lớn trong hành trình tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp của doanh nghiệp với khách hàng, đối tác,...

4. Làm thế nào để trở thành một Graphic Designer?

Để trở thành một Graphic Designer chuyên nghiệp, bạn không chỉ cần phải thành thục các kỹ năng chuyên môn mà còn các kỹ năng mềm khác dưới đây.

4.1 Am hiểu kiến thức chuyên môn

Kiến thức chuyên môn cốt lõi mà nhân viên thiết kế cần phải có là nền tảng mỹ thuật và thành thạo công cụ thiết kế.

● Nền tảng mỹ thuật: Nhân viên thiết kế đồ họa cần hiểu rõ về nguyên tắc thiết kế, nguyên tắc thị giác, màu sắc, xây dựng bố cục,... để giúp họ có cái nhìn chuẩn về tính thẩm mỹ trong từng thiết kế đồ họa của mình.

● Công cụ thiết kế: Tùy theo chuyên môn thiết kế mà Graphic Designer cần biết cách sử dụng thành thạo các công cụ như Adobe Photoshop, Adobe Illustrator (AI), InDesign, Lightroom, After Effect, Premiere, 3DMax,…

4.2 Yêu cầu về kỹ năng

4.2.1 Kỹ năng phác thảo

Một trong những kỹ năng cần thiết cho nhân viên thiết kế đồ họa đó là kỹ năng phác thảo ý tưởng hình ảnh. Cụ thể, bạn cần phải hình dung bố cục hình ảnh sẽ được thiết kế như thế nào và trình bày phác thảo đó cho khách hàng hoặc sếp của bạn.

Kỹ năng phác thảo ý tưởng trước khi thiết kế - Ảnh: Internet.

Kỹ năng phác thảo ý tưởng trước khi thiết kế - Ảnh: Internet.

Nếu bạn không phác thảo nội dung trước khi làm, bạn sẽ dễ rơi vào tình trạng thiết kế tự phát và mất nhiều thời gian chỉnh sửa lại hình ảnh do không đúng ý khách hàng hoặc cấp trên.

4.2.2 Kỹ năng quản lý dự án

Một Graphic Designer có khả năng quản lý dự án tốt sẽ đáp ứng tiêu chí tuyển dụng Graphic Designer của nhiều doanh nghiệp bởi vì hoạt động tiếp thị diễn ra liên tục, đòi hỏi một lượng lớn hình ảnh cần được thiết kế đúng tiến độ.

Do đó, để đảm bảo dự án thiết kế diễn ra thuận lợi, bạn cần biết cách lên kế hoạch quản lý tiến độ dự án và sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên.

4.2.3 Kỹ năng làm việc nhóm

Ngoài những kiến thức chuyên môn thì kỹ năng làm việc nhóm cũng rất cần thiết cho Graphic Designer để làm việc hiệu quả. Thực tế, đội ngũ Graphic Designer phải làm việc với nhau để thiết kế đồng bộ các ấn phẩm cho sản phẩm và thương hiệu chứ không thể chỉ có một người Graphic Designer làm tất cả.

Kỹ năng làm việc nhóm giúp Graphic Designer mở rộng nhiều ý tưởng độc đáo hơn - Ảnh: Internet.

Kỹ năng làm việc nhóm giúp Graphic Designer mở rộng nhiều ý tưởng độc đáo hơn - Ảnh: Internet.

Bên cạnh đó, Graphic Designer cũng phải tương tác với cấp trên và những đồng nghiệp chung dự án để thống nhất được những ý tưởng thiết kế hiệu quả nhất, đồng thời, cùng nhau đưa ra cách giải quyết những vấn đề phát sinh ổn thỏa nhất.

4.2.4 Kỹ năng quản lý thời gian

Tính chất công việc của nhân viên thiết kế thường phải đối mặt với tình trạng chạy "deadline" trong thời gian ngắn. Chính vì thế, công việc này có thể làm nhân viên thiết kế rơi vào tình trạng căng thẳng và mất cân bằng.

Do đó, để có thể làm việc hiệu quả và giữ được tinh thần thoải mái, Graphic Designer cần rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian và biết cách sắp xếp ưu tiên những việc quan trọng.

5. Tìm hiểu mức thu nhập trung bình của nhân viên thiết kế đồ họa

Theo thống kê mức lương từ 517 mẫu việc làm đăng tuyển Graphic Designer tại CareerBuilder, mức lương trung bình của nhân viên thiết kế dao động khoảng 11 triệu đồng/tháng.

Đối với số năm kinh nghiệm từ 1 đến 3 năm, mức lương dao động của nhân viên thiết kế sẽ từ 8,8 triệu đồng đến 13 triệu đồng/tháng. Nếu Graphic Designer có nhiều năm kinh nghiệm và đạt nhiều thành tích trong công việc thì mức lương sẽ từ 30 triệu đồng/tháng trở lên. Để biết thêm chi tiết về Graphic Designer salary, bạn có thể tham khảo tại Vietnam Salary by CareerBuilder.

6. Lộ trình sự nghiệp trong ngành thiết kế đồ họa

Để nhanh chóng thăng tiến trong ngành thiết kế đồ họa, bạn cần phát triển các mối quan hệ chất lượng theo thời gian và đạt được nhiều thành tích trong công việc. Thông thường, lộ trình sự nghiệp của nhân viên thiết kế diễn ra như sau.

● Junior Graphic Designer: Tích lũy từ 2 đến 3 năm kinh nghiệm.

● Graphic Designer: Tích lũy từ 3 đến 5 năm kinh nghiệm.

● Khi có kinh nghiệm từ 5 đến 10 năm, nhiều Designer chọn chuyển sang con đường Freelance.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn thăng tiến sự nghiệp trong các công ty sáng tạo danh tiếng hoặc các tập đoàn truyền thông thì bạn có thể tham khảo lộ trình sự nghiệp trong môi trường văn phòng dưới đây.

Khởi điểm từ vị trí Junior Graphic Designer -> Graphic Designer -> Senior Graphic Designer -> Studio Manager -> Art Director.

Trong đó, các công ty nhỏ thường không có lộ trình thăng tiến cụ thể như trên nhưng tạo cho bạn môi trường làm việc đa nhiệm để nhanh chóng phát triển kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm. Bên cạnh đó, trước mỗi lần thay đổi công ty mới, bạn cần tính toán kỹ lưỡng về tiềm năng phát triển sự nghiệp cũng như tạo cho bạn nhiều cơ hội để làm đẹp cho Portfolio của mình.

Thông qua những chia sẻ về nghề Graphic Designer nêu trên, CareerBuilder hy vọng bạn sẽ tìm được hướng đi phù hợp để phát triển mạnh mẽ trong nghề này. Để tìm việc làm Graphic Designer tại TP.HCM, Hà Nội,... hãy truy cập ngay CareerBuilder bạn nhé!

Mẹo phân loại các kiểu ứng viên bạn gặpMẹo phân loại các kiểu ứng viên bạn gặp

Có nhiều kiểu ứng viên với mối quan tâm khác nhau khi tìm việc. Nếu đó là ứng viên tiềm năng, bạn cần nhìn ra nhu cầu và đặc tính của họ để cân nhắc xem họ có phù hợp với vị trí đang tuyển dụng không.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên