20/12/2023 08:59 GMT+7

Dùng thằn lằn trị hen suyễn là không có cơ sở khoa học

Mới đây, thông tin mạng xã hội lan truyền clip ghi lại cảnh người phụ nữ cho trẻ ăn thằn lằn đã qua chế biến để chữa bệnh hen suyễn. Thực sự cách điều trị này không có cơ sở khoa học và rất nguy hiểm. Có hai nguy cơ chết người khi dùng thằn lằn.

Thằn lằn nhà - Ảnh: BS ÚC NGUYỄN

Thằn lằn nhà - Ảnh: BS ÚC NGUYỄN

Thứ nhất, một số thằn lằn có thể chứa độc tố. Trong số hơn 6.000 loài thằn lằn, phần lớn không có nọc độc, nhưng trong số đó có nhóm thằn lằn thuộc họ Helodermatidae như Gila, thằn lằn cườm Mexico (Heloderma horridum) và rồng Komodo có tuyến nọc độc.

Có bốn loại nọc độc: gây độc thần kinh, gây độc máu, gây độc cơ và gây độc tế bào/hoại tử. Nọc độc gây độc thần kinh, đúng như tên gọi, có thể vô hiệu hóa hoặc tắt các bộ phận trong hệ thần kinh của động vật bị ảnh hưởng.

Ăn thằn lằn chữa hen suyễn: rất nguy hiểm, có hai nguy cơ chết người

Nọc độc gây độc máu cản trở quá trình đông máu. Nọc độc gây độc cơ có thể làm hủy hoại mô cơ. Cuối cùng, nọc độc gây độc tế bào, còn được gọi là nọc độc hoại tử, gây chết tế bào trong cơ thể động vật bị ảnh hưởng.

Nghiên cứu gần đây hơn cho thấy hầu hết các loài thằn lằn trên thực tế đều có tuyến nọc độc nguyên thủy, yếu, chúng dùng để tự vệ.

Nọc độc của chúng có bản chất gây độc máu hơn là gây độc thần kinh. Như rồng Komodo đã được phát hiện có tuyến nọc độc tiết ra protein độc hại.

Và những protein độc hại này hoạt động rất giống với những protein có trong nọc độc gây độc máu, chất độc máu là chất độc gây chảy máu làm nạn nhân bị xuất huyết toàn thân và gây tê liệt cơ hô hấp.

Nọc độc gây độc máu của chúng có thể cản trở quá trình đông máu và gây ra các vấn đề về hô hấp như thở yếu, khó thở.

Thứ hai, trong nước bọt và phân của thằn lằn chứa nhiều vi khuẩn, vi nấm, đặc biệt là vi khuẩn Salmonella, một loại vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, nhiễm trùng huyết và nguy hiểm đến tính mạng.

Mặc dù thằn lằn đóng một vai trò quan trọng trong hệ sinh thái như ăn sinh vật có hại (muỗi, gián...) và không gây nguy hiểm cho con người trừ khi bị khiêu khích, nhưng nếu bà con cho trẻ ăn thằn lằn để điều trị hen suyễn là không nên.

Vì cách điều trị đó có hại và chưa được chứng minh khoa học. Bà con mình cần đưa bé đến bác sĩ khám để được chẩn đoán và phân loại đúng mức độ hen để bác sĩ cho thuốc, theo dõi phù hợp.

Hãi hùng video cho trẻ ăn thằn lằn trị hen suyễnHãi hùng video cho trẻ ăn thằn lằn trị hen suyễn

Trên mạng xã hội lan truyền clip ghi lại cảnh người phụ nữ cho trẻ ăn thằn lằn đã qua chế biến để chữa bệnh hen suyễn. Theo chuyên gia, đây là “bài thuốc” phản khoa học, thậm chí có thể gây ngộ độc.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên