28/11/2013 09:00 GMT+7

Du học sinh làm dự án

ĐOÀN BẢO CHÂU
ĐOÀN BẢO CHÂU

AT - Đối mặt với bao khó khăn của việc học, mưu sinh nơi xứ người, cộng đồng du học sinh Việt Nam vẫn cho ra đời nhiều dự án cộng đồng hướng về quê hương như làn gió mát, đáng tự hào của tuổi trẻ Việt ở nước ngoài.

Ojjbea7q.jpgPhóng to
Cẩm Vân bên quầy hàng thủ công ở Otago, New Zealand - Ảnh nhân vật cung cấp

Mang hàng thủ công ra đến New Zealand

Xưa nay, thường thấy các bạn trẻ xách tay hàng thủ công (handmade) từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan... về Việt Nam kinh doanh, việc mang hàng thủ công nội địa đi “đánh” xứ người xem chừng khó khăn “trăm bề”.

Tuy nhiên, với cô bạn Nguyễn Thị Cẩm Vân thì “không gì là không thể nếu thật sự tâm huyết”. Đang học tại Trường ĐH Otago (New Zealand), Vân nghĩ ra ý tưởng mang sản phẩm thủ công của các bạn khuyết tật ở Trung tâm dạy nghề người khuyết tật và trẻ mồ côi tỉnh Thừa Thiên - Huế và Trung tâm Quỳnh Hoa (Hà Nội) sang bán ở xứ sở Kiwi.

Thế là, cứ mỗi dịp hội chợ ở trường hoặc thành phố, bất kể nắng mưa, Vân và các bạn lại bày một quầy hàng xinh xắn như móc khóa, đồ chơi, thiệp... để bán cho người dân bản địa và cả bạn bè quốc tế.

Đặt tên dự án là HandiConnect (www.facebook.com/handiconnect.nz), Vân cho biết ý nghĩa là kết nối, hỗ trợ người khuyết tật. Cho đến nay, lợi nhuận thu được của nhóm Vân đã hỗ trợ 130 học bổng cho các học sinh khuyết tật tại Huế. Mới đây, dự án HandiConnect còn vinh dự nhận giải thưởng Doing Good - một trong bốn hạng mục quan trọng nhất của cuộc thi ý tưởng kinh doanh Audacious - Business Idea do ĐH Otago tổ chức, với 137 dự án của sinh viên từ nhiều trường của vùng Otago, New Zealand. Trong đó, HandiConnect là dự án duy nhất mà sinh viên không đến từ quốc gia nói tiếng Anh.

KqEKx9PN.jpgPhóng to
Giải cầu lông do Hội SVVN tại Phần Lan tổ chức

Thi thể thao ở quê hương “ông già Noel”

Trong một năm, Phần Lan - xứ sở của tuần lộc và ông già Noel - chỉ có duy nhất hai tháng mùa hè. Thời gian còn lại, thời tiết thường lạnh lẽo, âm u, ù ù gió tuyết. “Để đối phó với thời tiết buồn chán này, cũng như kết nối cộng đồng du học sinh Việt tại địa phương, Hội SVVN tại Phần Lan (VSAF) đã nghĩ ra các giải thi đấu thể thao liên tục trong năm 2013 này” - bạn Lê Nguyên (đại diện VSAF) cho biết.

Đây được xem là tin vui đối với các du học sinh vì thời tiết lạnh lẽo của Phần Lan khiến ai nấy đều khá thụ động tham gia hoạt động thể thao...

Giải cầu lông VSAF 2013 đã có hơn 40 vận động viên không chuyên là sinh viên Việt Nam đến từ nhiều thành phố trên khắp Phần Lan cùng tranh tài ở nhiều hạng mục. Giải bóng đá còn có cả sự tham gia của sinh viên quốc tế, cùng quy tụ về thành phố Espoo để tranh tài.

Với sức “nóng” từ các hoạt động thể thao này, giải đấu đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đại sứ quán Việt Nam tại Phần Lan, Trường ĐH khoa học ứng dụng Haag-Helia và cả phần thưởng là vé máy bay đặc biệt bay thẳng từ Phần Lan về Việt Nam của Hãng hàng không Quốc gia Finnair, dành cho các vận động viên tham gia giải đấu thông qua bốc thăm may mắn.

Học gì từ dự án cộng đồng của du học sinh?

1. Xác định rõ mục đích tạo ra các dự án, đối tượng hướng đến, tính khả thi của dự án.

2. Truyền cảm hứng cho thành viên trong nhóm bằng một mục tiêu chung dài hạn, không phải chỉ là tờ giấy chứng nhận hoạt động để làm đẹp CV.

3. Tận dụng mọi ý tưởng, có thể rất bình thường để đặt vào một bối cảnh rộng hơn (môi trường nước ngoài) để sáng tạo và tạo ra những cái “khác biệt” hơn.

4. Khoảng cách địa lý không bao giờ là một trở ngại nếu bạn thật sự muốn làm dự án.

5. Tiền không phải là vấn đề hàng đầu vì vẫn có những dự án làm với mức phí không đồng + đam mê + sáng tạo.

E0Mf7JUG.jpgPhóng to

Áo Trắng số 21 ra ngày 15/11/2013 hiện đã có mặt tại các sạp báo.

Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này.

ĐOÀN BẢO CHÂU
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên