28/11/2023 16:00 GMT+7

​Đồng Nai đổi mới phương thức tiêu thụ nông sản

Toàn tỉnh Đồng Nai hiện có 200 chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm được xác lập, với sự tham gia của 103 doanh nghiệp, 65 hợp tác xã, 35 cơ sở giết mổ và 13.809 hộ sản xuất tham gia.

​Đồng Nai đổi mới phương thức tiêu thụ nông sản- Ảnh 1.

Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai tham quan các gian hàng tại "Chợ Tết công đoàn" - Ảnh: A LỘC

Tăng cường xúc tiến giao thương

Chỉ trong 6 tháng đầu năm, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của Đồng Nai đạt 23,85 ngàn tỉ đồng, đạt 49,1% so với kế hoạch năm 2023. 

Dự ước GRDP nông lâm thủy sản 6 tháng đầu năm 2023 đạt 20,8 ngàn tỉ đồng, chiếm 9,54% tỉ trọng tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn tỉnh. Cùng với dịch vụ, ngành nông nghiệp là 1 trong 2 lĩnh vực đạt mức tăng trưởng cao nhất của tỉnh Đồng Nai trong 6 tháng đầu năm 2023.

Để có được những kết quả tích cực trên, ngành nông nghiệp Đồng Nai đã kịp thời phối hợp các ngành, địa phương thông tin đến các hội, hiệp hội, doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân về diễn biến thị trường nông sản trong nước cũng như quốc tế, nhu cầu nhập khẩu và các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam để có giải pháp tổ chức sản xuất hướng dẫn cho nông dân sản xuất và tiêu thụ nông sản.

Cụ thể, ngành nông nghiệp Đồng Nai đã thông tin về tình hình thông quan tại cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; phối hợp Liên đoàn Lao động tỉnh triển khai, hỗ trợ các chủ thể OCOP tham gia Chương trình "Chợ Tết công đoàn năm 2023"; đề xuất 18 sản phẩm OCOP đạt chứng nhận OCOP 3 sao và 4 sao của 8 chủ thể tham gia Chương trình "Hành trình tìm kiếm và quảng bá TOP-BEST các sản phẩm OCOP bán chạy trên thị trường Việt Nam của 63 tỉnh thành"…

Đồng Nai cũng đã ban hành kế hoạch số 177/KH-SNN về phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2023 với mục tiêu có thêm ít nhất 31 dự án/kế hoạch liên kết được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, duy trì 9 dự án cánh đồng lớn đang còn hiệu lực, đồng thời phân bổ chỉ tiêu cụ thể cho từng địa phương để tổ chức thực hiện; tổ chức các lớp tập huấn chính sách cho doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân.

Đến nay, toàn tỉnh Đồng Nai có 200 chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm được xác lập, với sự tham gia của 103 doanh nghiệp, 65 hợp tác xã, 35 cơ sở giết mổ và 13.809 hộ sản xuất tham gia, gồm: 9 dự án cánh đồng lớn, 14 dự án liên kết được phê duyệt theo nghị quyết số 143/2018/NQ-HĐND của HĐND tỉnh và 177 chuỗi liên kết do các doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân chủ động thực hiện.

Tăng cường tiêu thụ nông sản qua kênh liên kết

Theo đề án "Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030" về đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản phải gắn với quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chương trình xây dựng nông thôn mới và ứng dụng khoa học công nghệ.

Nắm bắt chủ trương và hiện thực hóa đề án, từ năm 2021, Đồng Nai đã cho ra mắt sàn thương mại điện tử ecdn.vn nhằm kết nối, hỗ trợ miễn phí cho doanh nghiệp, hợp tác xã… quảng bá, tiêu thụ sản phẩm. Đây là sàn thương mại điện tử đầu tiên ở các địa phương trên cả nước ứng dụng, tích hợp thanh toán trực tuyến, kết hợp với dịch vụ logistics…

Sàn thương mại điện tử do Sở Công Thương Đồng Nai thực hiện để quảng bá, tiêu thụ các sản phẩm nông sản của tỉnh

Sàn thương mại điện tử do Sở Công Thương Đồng Nai thực hiện để quảng bá, tiêu thụ các sản phẩm nông sản của tỉnh

Sở Công Thương Đồng Nai cho biết cùng với vận hành, sở sẽ xem xét nâng cấp chức năng mua sắm hàng hóa trên thiết bị điện thoại di động (Android, iOS) đối với các giao dịch trên sàn thương mại điện tử Đồng Nai, cũng như xây dựng phương án vận hành, nguồn nhân lực phù hợp, hiệu quả, đúng quy định để phát triển ecdn.vn.

Đồng thời đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về sàn thương mại điện tử Đồng Nai; tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, nhất là các chủ thể OCOP trên địa bàn đưa hàng hóa lên sàn; thường xuyên tổ chức các chương trình, lớp tập huấn nhằm xây dựng thương hiệu và cách thức quảng bá sản phẩm hiệu quả trên môi trường trực tuyến; nâng cao kỹ năng quản trị gian hàng trên sàn thương mại điện tử Đồng Nai; nâng cao việc kinh doanh online hiệu quả trên các kênh thương mại điện tử phổ biến hiện nay.

Tháng 4-2022, Hội Nông dân Đồng Nai và Bưu điện đã ký hợp tác hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho nông dân. 

Theo đó, Hội Nông dân cùng Bưu điện tỉnh Đồng Nai giúp nông dân tiêu thụ nông sản chưa qua chế biến mang tính mùa vụ theo đợt cao điểm như rau, củ, quả tươi; sản phẩm chăn nuôi như thịt heo, gà, bò, dê; sản phẩm thủy sản như cua, tôm, cá và các sản phẩm đã sơ chế, sấy khô mang tính tiêu thụ thường xuyên gồm chuối, khoai lang, khoai môn, thanh long,…

Dự án đã giúp hơn 15.000 hộ dân Đồng Nai có kênh tiêu thụ mới. Các chuyên gia thương mại nhận định việc tiêu thụ các sản phẩm nông sản của địa phương trên sàn thương mại điện tử đang tạo ra "làn sóng" mới trong thói quen tiêu dùng bởi sự tiện lợi khi mua sắm và tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ nông dân.

Kênh bán hàng trực tuyến không những giúp các hộ nông dân giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng trong và ngoài nước mà còn hỗ trợ tiêu thụ hàng nông sản thuận lợi hơn, tránh bị thương lái ép giá khi thị trường có biến động mà còn gián tiếp mang đến làn sóng mới trong sản xuất kinh doanh, sẵn sàng thay đổi và thích ứng với chuyển đổi số.

Mã số vùng trồng giúp nông sản Đồng Nai chinh phục thị trường quốc tếMã số vùng trồng giúp nông sản Đồng Nai chinh phục thị trường quốc tế

Sau hơn 4 năm đàm phán, từ tháng 9-2022, Việt Nam chính thức xuất khẩu chính ngạch trái sầu riêng vào thị trường Trung Quốc. Đồng Nai là một trong những tỉnh có cơ hội lớn để đẩy mạnh xuất khẩu trái sầu riêng theo đường chính ngạch.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên