27/10/2023 12:36 GMT+7

Độc đáo lễ Piếc xa rò trên nương rẫy ở tây Trường Sơn

Kết thúc vụ lúa rẫy, người Vân Kiều tổ chức lễ Piếc xa rò - lễ tạ ơn thần lúa - trên nương rẫy vì đã giúp họ có một vụ mùa bội thu.

Lễ Piếc xa rò tạ ơn thần lúa diễn ra trên nương rẫy khi một vụ mùa đã kết thúc

Lễ Piếc xa rò tạ ơn thần lúa diễn ra trên nương rẫy khi một vụ mùa đã kết thúc

Sáng 26-10, trên rẫy lúa ở lưng chừng đồi tại thôn Trăng Tà Puồng (xã Hướng Lập, Hướng Hóa, Quảng Trị), gia đình anh Hồ Văn Kỳ tổ chức lễ cúng kết thúc vụ mùa theo phong tục truyền thống ngàn đời.

Một vụ lúa rẫy của người Vân Kiều thường kéo dài 10 tháng. Cây lúa trồng trên nương rẫy, không phân bón, tưới tắm, tất cả nhờ vào trời. Hạt lúa to hơn, hạt gạo cứng hơn so với lúa nước. Do đó, năng suất họ nhận được không cao, nhưng hạt lúa lúc nào cũng thơm ngon, không có chất độc hại.

Khi những hạt lúa trĩu nặng, vàng óng, người dân thu hoạch phần lớn rẫy lúa nhưng vẫn để lại một đám lúa nhỏ để làm lễ Piếc xa rò

Gọi theo tiếng người Vân Kiều là Piếc xa rò, tức lễ tạ ơn thần lúa. Già làng Hồ Văn Pu, 77 tuổi, cho hay Piếc xa rò là một lễ cúng rất quan trọng của người Vân Kiều.

"Trước khi muốn đem những phần lúa còn lại trên nương rẫy về nhà thì phải tổ chức lễ này. Lễ cầu mong cho gia đình hạnh phúc, mùa màng bội thu và năm sau cũng như năm nay, lúa thóc đầy nhà", ông Pu nói. 

Các lễ vật gồm 1 con heo, 2 con cua, 4 quả trứng, 1 con gà, váy thổ cẩm, vòng cổ. Trên bàn thờ cũng không thể thiếu các bông lúa vừa ngắt từ rẫy.

Cây lúa rẫy của người Vân Kiều canh tác thuận tự nhiên, tất cả nhờ trời, không phân bón, không thủy lợi 

Cây lúa rẫy của người Vân Kiều canh tác thuận tự nhiên, tất cả nhờ trời, không phân bón, không thủy lợi

Kết thúc Piếc xa rò là nghi lễ buộc sợi dây hồn lúa vào tay, cầu mong sự đoàn kết của các thành viên trong gia đình, giúp đỡ cùng nhau vượt qua những khó khăn. Đặc biệt là hai vợ chồng yêu thương nhau, cùng nhau lao động để cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc hơn.

Ông Hồ Văn Sinh - chủ tịch UBND xã Hướng Việt - cho biết: "Lễ Piếc xa rò tổ chức báo hiệu với thần lúa Giã A Bôn một vụ mùa bội thu đã kết thúc. Đây là một nghi lễ quan trọng trong đời sống nông nghiệp và tâm linh của người Vân Kiều". Lễ cúng còn là dịp để các thành viên trong gia đình, dòng họ gặp mặt nhau, cố kết trong cộng đồng.

Xã Hướng Việt có 50ha lúa rẫy và 50ha lúa nước. Những năm gần đây, người Vân Kiều ở Hướng Việt chuyển dần sang làm lúa nước, cho năng suất cao hơn. Người Vân Kiều ở Hướng Việt dần đủ ăn, tự chủ được lương thực. Dù vậy, người Vân Kiều vẫn không quên nghi lễ đặc sắc mỗi dịp thu hoạch vụ mùa.

Phần không thể thiếu của nghi lễ là hạt lúa chắc mẩy vừa được hái trên rẫy

Phần không thể thiếu của nghi lễ là hạt lúa chắc mẩy vừa được hái trên rẫy

Thần lúa là nữ nên lễ cúng kèm theo tấm vải thổ cẩm truyền thống, vòng cổ 

Thần lúa là nữ nên lễ cúng kèm theo tấm vải thổ cẩm truyền thống, vòng cổ

Người dân canh tác còn thủ công, lúa tuốt bằng tay từng bông một 

Người dân canh tác còn thủ công, lúa tuốt bằng tay từng bông một

Trẻ con cũng theo người lớn lên rẫy tham gia lễ cúng, tìm hiểu về nghi lễ truyền thống

Trẻ con cũng theo người lớn lên rẫy tham gia lễ cúng, tìm hiểu về nghi lễ truyền thống

Kết thúc lễ Piếc xa rò là hoạt động buộc sợi dây hồn lúa vào tay, cầu mong vợ chồng thuận hòa, gia đình đoàn kết 

Kết thúc lễ Piếc xa rò là hoạt động buộc sợi dây hồn lúa vào tay, cầu mong vợ chồng thuận hòa, gia đình đoàn kết

Huyền bí Vân Kiều - Kỳ 1:  Chiếc lá tránh thaiHuyền bí Vân Kiều - Kỳ 1: Chiếc lá tránh thai

TT - Tôi hỏi các cán bộ dân số miền núi Quảng Trị: vì sao trai gái Vân Kiều đi sim (đi tìm hiểu chuyện yêu đương và hẹn hò với người yêu) thoải mái vậy mà không để lại hậu quả sinh con ngoài ý muốn?

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên