02/01/2024 16:30 GMT+7

Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn phát triển theo hướng du lịch xanh

V.HÙNG
và 1 tác giả khác

Năm 2023 là năm mà Di sản văn hóa thế giới - Khu đền tháp Mỹ Sơn (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) đã gặt hái được những thành công đáng kể khi lượng du khách đến tham quan tăng mạnh.

Ông Phan Hộ (bên trái ảnh) ký kết hợp tác để thu hút khách đến Khu Di sản văn hóa Mỹ Sơn - Ảnh: M.S

Ông Phan Hộ (bên trái ảnh) ký kết hợp tác để thu hút khách đến Khu Di sản văn hóa Mỹ Sơn - Ảnh: M.S

Để đạt được những kết quả tích cực này, Ban quản lý (BQL) Di sản đã có nhiều giải pháp để bảo tồn và khai thác, phát huy hiệu quả để thu hút du khách. Ông Phan Hộ - giám đốc Ban quản lý Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn - đã có các chia sẻ.

* Ông có thể cho biết một số giải pháp để bảo tồn và khai thác hiệu quả Khu đền tháp Mỹ Sơn?

- Những năm qua, công tác bảo tồn Khu đền tháp Mỹ Sơn luôn nhận được sự quan tâm của Chính phủ, các tổ chức trong nước và quốc tế. Khu đền tháp hiện là một quần thể kiến trúc đặc biệt, khiến nó thật sự hấp dẫn, thu hút du khách.

Trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy Khu di sản, nhiệm vụ bảo tồn là trọng tâm, đặt lên hàng đầu. Chính việc bảo tồn tốt di sản góp phần rất lớn thu hút du khách đến Mỹ Sơn.

Mặt khác, BQL đã tập trung các giải pháp để phát triển các dịch vụ du lịch. Ngoài việc đánh giá, khảo sát, dự báo để thực hiện các chiến lược quảng bá xúc tiến phù hợp đến các thị trường trong và ngoài nước, BQL đã sử dụng các hình thức quảng bá truyền thống kết hợp với công nghệ chuyển đổi số.

Khu đền tháp Mỹ Sơn với kiến trúc đặc biệt luôn được bảo tồn, gìn giữ cẩn thận - Ảnh: M.S

Khu đền tháp Mỹ Sơn với kiến trúc đặc biệt luôn được bảo tồn, gìn giữ cẩn thận - Ảnh: M.S

BQL chú trọng xây dựng các sản phẩm du lịch mới như "Đêm Mỹ Sơn huyền thoại"; nâng cao chất lượng, tạo thương hiệu múa dân gian Chăm; tổ chức các dịch vụ như thuyết minh tự động đa ngôn ngữ; tham quan thực tế ảo 360; du lịch sinh thái rừng cảnh quan khu di sản, trải nghiệm dệt thổ cẩm Chăm, thuê trang phục dân gian… để phục vụ du khách.

Ngoài ra đã tổ chức hệ thống giao thông nội bộ hoàn thiện, xe điện, các gian hàng địa phương... để du khách có điều kiện trải nghiệm văn hóa bản địa cùng thưởng thức các sản phẩm.

Nhờ đó, lượng du khách đến với Di sản Mỹ Sơn dần tăng đáng kể, tạo điều kiện để BQL tích lũy nguồn lực tiếp tục hoàn chỉnh hạ tầng, phát triển các loại hình du lịch mới phù hợp với không gian bên ngoài vùng di sản.

Bên cạnh đó, BQL sẽ hướng đến việc huy động nguồn lực từ cộng đồng, doanh nghiệp để đóng góp phát triển một số dịch vụ tại Mỹ Sơn.

* Vấn đề giữa bảo tồn và khai thác, phát huy di sản Mỹ Sơn phải hài hòa, BQL đã có biện pháp nào để bảo tồn, gìn giữ di sản bền vững, thưa ông?

- Đây là vấn đề không dễ dàng đối với bất kỳ khu di sản nào chứ không riêng Mỹ Sơn. Kế hoạch quản lý di sản được tập trung vào 5 nhóm giải pháp như triển khai bảo tồn, tu bổ và phục hồi di tích; phát huy giá trị gắn với phát triển du lịch, cảnh quan thiên nhiên gắn liền với di tích,…

Quyết định 2223 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc thành lập Khu bảo tồn cảnh quan Di tích lịch sử văn hóa Mỹ Sơn, diện tích 1.158ha với hệ sinh thái động thực vật phong phú.

Cùng với du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, thời gian tới phát triển các loại hình du lịch giải trí, du lịch làng nghề với những đặc trưng riêng. Đưa Mỹ Sơn phát triển theo hướng du lịch xanh để du lịch khu di sản có giá trị lâu dài, bền vững.

Cộng đồng vùng di sản là nhân tố tích cực để bảo tồn và phát huy Mỹ Sơn bền vững, ổn định lâu dài. Các chính sách mang lại lợi ích cộng đồng đều được BQL quan tâm, như hằng năm từ nguồn thu tại khu di sản đều thực hiện việc trích lại để đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương, xóa đói giảm nghèo, phúc lợi người dân.

Khu đền tháp di sản Mỹ Sơn làm phong phú hơn trải nghiệm cho du khách - Ảnh: M.S

Khu đền tháp di sản Mỹ Sơn làm phong phú hơn trải nghiệm cho du khách - Ảnh: M.S

Các chương trình dự án quốc tế, trùng tu tại khu di sản như dự án hợp tác Ý, dự án Ấn Độ trùng tu nhiều năm tại Mỹ Sơn đều huy động lượng lớn công nhân địa phương vào trùng tu, vừa góp phần tạo nguồn lực lành nghề và góp phần nâng cao đời sống người dân vùng phụ cận di sản.

* Thưa ông, để khai thác, phát huy di sản Mỹ Sơn hiệu quả hơn nữa cần đầu tư lĩnh vực nào cũng như cần những chính sách hỗ trợ nào từ các cấp?

- Trong những năm qua, từ lĩnh vực bảo tồn đến phát huy giá trị, Mỹ Sơn luôn nhận được sự quan tâm của các cấp ngành từ huyện Duy Xuyên, sở ban ngành tỉnh Quảng Nam.

Tuy nhiên, việc đầu tư hạ tầng Khu di sản thực sự chưa xứng tầm, mà nhu cầu của Mỹ Sơn rất lớn, điều này rất cần các cấp ngành, tỉnh Quảng Nam quan tâm, có cơ chế chính sách để lại nguồn thu từ vé tham quan để BQL đầu tư lại cho di sản và trao quyền tự chủ nhiều hơn.

Di sản văn hóa Thế giới Mỹ Sơn với kiến trúc độc đáo luôn thu hút đông đảo du khách - Ảnh: M.S

Di sản văn hóa Thế giới Mỹ Sơn với kiến trúc độc đáo luôn thu hút đông đảo du khách - Ảnh: M.S

Năm 2023, du lịch Mỹ Sơn có sự phục hồi trở lại, với 360 ngàn lượt khách, đạt 326% so năm trước, trong đó khách quốc tế đạt trên 315 ngàn lượt. Việc chi tiêu cho các hoạt động dịch vụ tại Mỹ Sơn tăng hơn so với các năm trước, góp phần phát triển các loại hình du lịch tại khu đền tháp.

Hoàng thái tử Nhật Bản tham quan Mỹ SơnHoàng thái tử Nhật Bản tham quan Mỹ Sơn

Tham quan khu đền tháp Mỹ Sơn, Hoàng thái tử Nhật Bản và Công nương bày tỏ quan tâm tới cụm di sản, quan sát chăm chú và dành nhiều câu hỏi cho hướng dẫn viên.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên