Hoa đào khoe sắc bởi bàn tay thổi hồn cho đất - Ảnh: TUYẾT KIỀU
Trung tâm bắt đầu hoạt động từ năm 2006, đây là nơi để hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm cho người khuyết tật và trẻ mồ côi TP.HCM và các tỉnh lân cận.
Bà Đinh Thị Hỏi (74 tuổi) - giám đốc Trung tâm Dạy nghề cho người khuyết tật và trẻ mồ côi TP.HCM - cho biết việc tổ chức lớp học làm hoa đất xuất phát từ nhu cầu thị trường về hoa đất khá cao, các học viên sau tốt nghiệp sẽ dễ có việc làm hơn.
Hiện các học viên đang có thể tự tạo thu nhập từ việc làm ra các sản phẩm như tranh hoa đất và các lọ hoa đất đủ màu sắc. Các sản phẩm sau khi làm ra sẽ được trưng bày và bán tại trung tâm. Bà Hỏi cho hay học viên học nghề tại trung tâm phải có sản phẩm cụ thể và sau khi tốt nghiệp có thể sinh sống bằng nghề đã được học.
Bà Nguyễn Thị Bảy - giáo viên chủ nhiệm lớp hoa đất - kiểm tra lại những hoa đất do các học viên làm ra - Ảnh: TUYẾT KIỀU
Bà Nguyễn Thị Bảy - 69 tuổi, giáo viên chủ nhiệm của lớp - đã quyết định hướng dẫn các học viên học cách làm hoa đất từ năm 2013. Hiện tại, lớp hoa đất có khoảng 19 học viên đang theo học.
Bà Bảy cho biết nguồn thu từ các sản phẩm hoa đất sẽ được đầu tư lại cho trung tâm để mua nguyên vật liệu làm hoa đất. Mong muốn của bà trong năm mới 2019 là mở rộng thị trường đầu ra cho hoa đất, để tạo thêm nhiều công việc cho các học viên trong lớp.
Bốn ngày là khoảng thời gian để làm ra một bức tranh hoa đất. Thời gian sử dụng của hoa đất tối đa là 2 năm.
Hãy cùng Tuổi Trẻ Online tìm hiểu quy trình làm hoa đất tại Trung tâm:
Pha chế màu sắc:
Đất được mua về, học viên nhồi đất và trộn thêm màu sắc để thành một khối đất đều màu.
Học viên Nguyễn Thị Thu Hằng (22 tuổi) nhồi đất trộn màu để làm lá hoa đất - Ảnh: TUYẾT KIỀU
Cán đất:
Học viên bỏ đất vô máy cán thành tấm đất mỏng có độ dày mong muốn.
Cán đất để làm lá hoa đất - Ảnh: TUYẾT KIỀU
Định hình lá, hoa bằng khuôn:
Dùng khuôn có sẵn định hình lá hoa, cánh hoa, …
Dùng khuôn định hình cánh hoa đất - Ảnh: TUYẾT KIỀU
Tạo nét uyển chuyển cho hoa đất:
Sau khi tạo gân lá, nhụy hoa, học viên tạo nét uyển chuyển cho lá và hoa bằng tay. Lá và cánh hoa đất cần được để cho khô trước khi thực hiện công đoạn ráp hoa.
Tạo gân lá hoa đất - Ảnh: TUYẾT KIỀU
Gắn cuốn cho lá hoa đất - Ảnh: TUYẾT KIỀU
Tạo sự mềm mại cho cánh hoa mai đất - Ảnh: TUYẾT KIỀU
Nhụy hoa mai được cắt tỉa cẩn thận - Ảnh: TUYẾT KIỀU
Những hoa mai đất được phơi khô - Ảnh: TUYẾT KIỀU
Những hoa đất đủ màu sắc - Ảnh: TUYẾT KIỀU
Ráp hoa:
Học viên ráp từng cánh hoa để tạo thành một hoa đất hoàn chỉnh.
Học viên ráp những cánh hoa cúc - Ảnh: TUYẾT KIỀU
Bố cục hoa trên khung tranh và cắm hoa vào lọ:
Người làm hoa đất cần có chú ý bố cục khi dán hoa vào tranh sơn dầu, hoặc cắm hoa vào lọ để thể hiện được tất cả vẻ đẹp của hoa đất.
Một học viên dán những hoa mai vàng lên khung tranh sơn dầu - Ảnh: TUYẾT KIỀU
Những hoa đào khoe sắc bên cạnh anh Nguyễn Văn Mạnh - Ảnh: TUYẾT KIỀU
Các học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Thị Định (Q.12, TPHCM) thích thú với hoa đất tại Trung Tâm Dạy Nghề cho Người Khuyết Tật và Trẻ Mồ Côi TPHCM - Ảnh: TUYẾT KIỀU
Các học viên của lớp học hoa đất và cô giáo chủ nhiệm cùng tập trung hoàn thành các sản phẩm hoa đất để kịp đón Tết - Ảnh: TUYẾT KIỀU
Bà Nguyễn Thị Bảy và học viên Nguyễn Văn Mạnh bên sản phẩm hoa đào đón xuân - Ảnh: TUYẾT KIỀU
Sản phẩm hoa đất của tập thể các học viên của lớp hoa đất tại Trung Tâm Dạy Nghề cho Người Khuyết Tật và Trẻ Mồ Côi TPHCM - Ảnh: TUYẾT KIỀU
Từ những khối đất vô tri vô giác, thông qua bàn tay của người khuyết tật tại trung tâm đã trở thành những hoa mai, hoa đào tỏa sắc đón Xuân Kỷ Hợi 2019.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận