05/12/2023 10:30 GMT+7

Chương trình tư vấn: Hiểu về các yếu tố nguy cơ và cách phòng ngừa đái tháo đường

Việc phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ gây bệnh đái tháo đường sẽ góp phần phòng tránh bệnh hiệu quả. Đối với người đang theo dõi điều trị đái tháo đường, cần tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ, tránh những sai lầm dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

BSCKI. Mã Tùng Phát khám cho người bệnh điều trị nội trú.

BSCKI. Mã Tùng Phát khám cho người bệnh điều trị nội trú.

Các yếu tố nguy cơ gây đái tháo đường

BS CKI. Mã Tùng Phát - Khoa Nội tiết Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM (BV ĐHYD TP.HCM) cho biết, các yếu tố nguy cơ có thể làm tăng tỉ lệ mắc đái tháo đường bao gồm: người trên 45 tuổi; gia đình có người thân bị đái tháo đường (bố, mẹ, anh chị em ruột); người ít vận động; chế độ ăn uống giàu carbohydrate tinh chế hoặc đường hấp thu nhanh.

Ngoài ra, những người có các bệnh đồng mắc như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, thừa cân - béo phì, người mắc bệnh lý buồng trứng đa nang, đái tháo đường thai kỳ, tiền đái tháo đường, người có bệnh lý tim mạch do xơ vữa động mạch… cũng thuộc nhóm nguy cơ cao.

TS BS. Trần Quang Nam tư vấn điều trị cho người bệnh khám ngoại trú

TS BS. Trần Quang Nam tư vấn điều trị cho người bệnh khám ngoại trú

Theo TS BS. Trần Quang Nam - Trưởng khoa Nội tiết BV ĐHYD TP.HCM, mối quan hệ giữa tăng huyết áp và đái tháo đường không chỉ là một mối liên kết nhân quả đơn thuần, mà là sự tương tác phức tạp giữa các yếu tố nguy cơ.

Nghiên cứu cho thấy, khi tăng huyết áp xuất hiện ở người cao tuổi, thường đi kèm với sự phát triển của đái tháo đường. Nguy hiểm hơn, tăng huyết áp cũng liên quan đến các tình trạng khác như tăng mỡ máu, tạo ra một chuỗi nguy cơ đối với sức khỏe tim mạch.

Chương trình tư vấn: Hiểu về các yếu tố nguy cơ và cách phòng ngừa đái tháo đường- Ảnh 3.

Những lưu ý giúp người bệnh tuân thủ điều trị, kiểm soát đường huyết hiệu quả

TS BS. Trần Quang Nam chia sẻ, người bệnh đến khám và điều trị đái tháo đường tại BV ĐHYD TP.HCM nên sử dụng ứng dụng UMC Care để quản lý tình trạng sức khỏe của mình một cách hiệu quả hơn. Ứng dụng tích hợp các theo dõi huyết áp, nhịp tim và lưu trữ lịch sử các chỉ số, tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh, bác sĩ theo dõi sức khỏe, điều chỉnh phác đồ điều trị trong trường hợp cần thiết.

BS CKI. Hoàng Khánh Chi - Khoa Nội tiết BV ĐHYD TP.HCM lưu ý thêm, tiêm insulin là phương pháp điều trị đái tháo đường phổ biến hiện nay. Khi tự tiêm insulin tại nhà, người bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Trước tiên, cần kiểm tra và tiêm đúng theo liều lượng insulin mà bác sĩ đã kê. Thứ hai, thời gian tiêm insulin cần được tuân thủ để tránh nguy cơ hạ đường huyết. Đặc biệt, người bệnh cần học kỹ thuật tiêm insulin đúng để tránh tình trạng đau, sưng hoặc nhiễm trùng tại chỗ tiêm.

Hiện nay, người bệnh đái tháo đường có thể sử dụng ứng dụng đo đường huyết liên tục (CGM) để tự theo dõi và hỗ trợ kiểm soát đường huyết ngay tại nhà. Người bệnh có thể dựa vào các kết quả đường huyết đo được để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, lịch trình tập luyện và quản lý thuốc một cách chính xác.

Nhằm hưởng ứng ngày Đái tháo đường thế giới, Trung tâm Truyền thông phối hợp cùng phối hợp cùng Khoa Nội tiết BV ĐHYD TPHCM, VPĐD Becton Dickinson Việt Nam và Công ty Abbott Việt Nam thực hiện chương trình tư vấn trực tuyến với chủ đề: "Hiểu về các yếu tố nguy cơ và cách phòng ngừa đái tháo đường", theo dõi tại: https://bit.ly/yeutonguycovaphongtranhdaithaoduong

Video PR

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên