02/12/2022 15:30 GMT+7

Chương trình tư vấn: Chăm da chàm dịu lành chuẩn khoa học từ chuyên gia

T.D.V
T.D.V

Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ định, hiểu đúng về phương pháp chăm sóc giúp người bị chàm da tránh các sai lầm khiến da tổn thương nặng hơn, gây khó khăn cho việc điều trị.

Chương trình tư vấn: Chăm da chàm dịu lành chuẩn khoa học từ chuyên gia - Ảnh 1.

Chương trình tư vấn: Chăm da chàm dịu lành chuẩn khoa học từ chuyên gia

Hiểu về bệnh chàm

BS CKII. Ngô Thị Ngọc Vân - Khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM (BV ĐHYD TPHCM) cho biết, chàm hay còn gọi chàm thể tạng (Eczema) là tình trạng viêm da mạn tính với các triệu chứng đặc trưng gồm: da đỏ, nổi mụn nước, ngứa dữ dội, khô, nứt...

Người bị chàm sẽ có làn da nhạy cảm hơn và dễ bị nhiễm các bệnh da khác hơn do hàng rào bảo vệ da suy yếu, không ngăn chặn được các tác nhân gây dị ứng, khiến khả năng giữ ẩm kém, da thường bị khô nhiều hơn.

Đối với người lớn, nguyên nhân chính dẫn tới căn bệnh chàm là do sự phản ứng của cơ thể với các tác nhân gây bệnh bên trong (di truyền, cơ địa, tác dụng phụ của thuốc) hoặc tác nhân bên ngoài (vi khuẩn, hóa chất, thay đổi thời tiết). Đối với trẻ em, nguyên nhân có thể do hệ miễn dịch, đột biến gen…

Chương trình tư vấn: Chăm da chàm dịu lành chuẩn khoa học từ chuyên gia - Ảnh 2.

BS CKII. Ngô Thị Ngọc Vân tư vấn điều trị cho người bệnh

Lưu ý trong điều trị và chăm sóc da chàm

Theo BS CKII. Ngô Thị Ngọc Vân, để kiểm soát cơn ngứa, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc điều trị. Do đó người bệnh cần thăm khám và theo dõi bệnh lâu dài ở các cơ sở y tế uy tín để được Bác sĩ điều chỉnh thuốc trong trường hợp cần thiết.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh cần chú ý ngăn chặn sự lan rộng tổn thương và nhiễm trùng:

- Không nên gãi trên vùng da bị chàm. Đây cũng là yếu tố khiến cho tình trạng bệnh chàm có thể bùng phát. Thay vì gãi, có thể chườm mát để làm dịu da.

- Không sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết dạng hạt hoặc chà sát mạnh với khăn lau cơ thể vì chúng có thể gây kích ứng và khiến chàm lây lan. Nên lau khô bằng khăn mềm thay vì chà xát và nhớ để da ẩm.

- Không tự ý mua thuốc bôi, đắp lá, thuốc theo dân gian, các thuốc có chứa corticoid mà không có chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt với các loại thuốc corticoid tự ý dùng dài ngày sẽ có thể khiến da gặp tác dụng phụ như bị nhiễm nấm, teo da, mất màu da.

Người bị chàm da nên lựa chọn những sản phẩm cho da được chuyên gia da liễu khuyên dùng, dịu lành và đặc trị cho da chàm: không hương liệu, không paraben, không gây kích ứng và không gây bít tắc lỗ chân lông. Nên ưu tiên những sản phẩm chuyên về công dụng dưỡng ẩm, củng cố hàng rào bảo vệ da như công nghệ Ceramides sẽ hỗ trợ làm lành da hiệu quả hơn.

Nhằm giúp người bị chàm da hiểu về các phương pháp điều trị và chăm sóc da đúng cách, Trung tâm Truyền thông BV ĐHYD TP.HCM phối hợp cùng Công ty TNHH GALDERMA Việt Nam thực hiện chương trình tư vấn Chăm da nhạy cảm chuẩn khoa học với chủ đề "Chăm da chàm dịu lành chuẩn khoa học từ chuyên gia", theo dõi tại: https://bit.ly/chamdachamdiulanhchuankhoahoc

Chương trình tư vấn: Chăm da chàm dịu lành chuẩn khoa học từ chuyên gia

Chương trình giúp người bệnh hiểu rõ về định nghĩa, phân loại và cơ chế của bệnh chàm da, nguyên nhân và các phương pháp chăm da chàm chuẩn khoa học để ngăn chặn chu kỳ ngứa.

T.D.V
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên