28/09/2017 11:10 GMT+7

Cân nhắc mô hình quản lý mới cho ĐBSCL

Ousmane Dione  (giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại VN)
Ousmane Dione (giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại VN)

TTO - Là một khu vực trọng yếu, ĐBSCL hứa hẹn mang lại những cơ hội lớn để giúp Việt Nam thành công hơn nữa trên con đường phát triển của mình.

Cân nhắc mô hình quản lý mới cho ĐBSCL - Ảnh 1.

Tuy vậy, ĐBSCL cũng đang ngày càng chịu nhiều hậu quả tiêu cực của hiện tượng biến đổi khí hậu. Chỉ trong hai năm qua, sinh kế của người dân đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi hạn hán, ngập mặn.

Để phát triển ĐBSCL cần có sự thay đổi cơ bản về mô hình - từ cách nhìn bó hẹp trong phạm vi đồng ruộng, địa phương sang tầm nhìn bao quát vượt qua ranh giới địa lý... 

Để thúc đẩy phát triển, thích ứng với biến đổi khí hậu và đầu tư hạ tầng cho khu vực, cần áp dụng cách tiếp cận "Chính phủ quy về một mối". Nghĩa là phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương.

Xu hướng tăng trưởng của Việt Nam tại vùng ĐBSCL sẽ cần áp dụng bốn nguyên tắc. 

Thứ nhất, phải tính đến các nguy cơ khó xác định, cụ thể: ảnh hưởng ở thượng nguồn và hạ nguồn, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu… Điều này giờ không phải chỉ là cần thiết nữa, mà là một đòi hỏi bắt buộc. 

Thứ hai, tăng cường hiệu quả, hiệu suất sử dụng các nguồn tài chính là cần thiết hơn bao giờ hết. 

Thứ ba, cần coi trọng liên kết vùng trong sử dụng nguồn nước, kết nối hạ tầng, tránh phương án đầu tư của địa phương này có thể ảnh hưởng tiêu cực ngoài dự tính với tiềm năng phát triển của các địa phương khác. 

Thứ tư, cần tận dụng tốt các lợi thế so sánh.

Để tạo chuyển biến giúp đbscl có thể thích ứng biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, đòi hỏi phải chú trọng 4 nội dung: thể chế, thông tin, đầu tư, thực hiện. Trong đó thể chế là yếu tố quan trọng. Chính phủ Việt Nam cân nhắc chuyển đổi mô hình quản lý hiện nay sang cơ chế mới hiệu quả hơn, có nhiệm vụ, quyền hạn, kinh phí đầy đủ để nắm vai trò lãnh đạo quá trình phát triển của khu vực ĐBSCL. 

Như mô hình Văn phòng ủy viên quản lý đồng bằng Hà Lan, cơ quan được giao quyền hạn, nhiệm vụ, kinh phí quy hoạch, đầu tư của Hà Lan; Cục quản lý vùng thung lũng Tennessee của Mỹ, bằng các hoạt động của mình đã chuyển hóa được một trong những khu vực lạc hậu của nước này thành một mô hình phát triển lồng ghép…

Vấn đề đầu tư và nguồn vốn, do nhu cầu lớn nên câu hỏi căn bản là: Tiền ở đâu? Việt Nam cân nhắc lập Quỹ phát triển ĐBSCL, với cơ chế quản lý hoạt động rõ ràng, để huy động những nguồn vốn cấp bách, dành riêng cho từng mục đích. 

Quỹ có thể huy động vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng - dành riêng cho các dự án liên địa phương, với ngân sách ưu đãi của trung ương cấp bổ sung. Bên cạnh đó là huy động vốn tư nhân…

ĐBSCL đang trong giai đoạn đi tới điểm phát triển mà các quyết định, phương án đầu tư hạ tầng, đầu tư sinh kế thực hiện hôm nay có thể sẽ để lại những ảnh hưởng không thể đảo ngược về lâu dài. Do vậy, tạo chuyển biến cho ĐBSCL là mối quan tâm lớn không chỉ của Việt Nam, mà của toàn khu vực châu thổ sông Mekong.

(Lược trích phát biểu tại Hội nghị về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu 2017)

Ousmane Dione (giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại VN)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên