05/12/2016 14:12 GMT+7

​Cần bảo vệ môi trường khi nuôi tôm nước lợ

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường

Nuôi tôm ở vùng nước lợ đang là nghề mang lại thu nhập chính cho hàng ngàn người dân ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Song song với lợi ích về kinh tế thì môi trường lại phải gánh chịu một lượng chất thải không nhỏ. Vậy người dân cần làm gì để bảo vệ môi trường, nuôi trồng bền vững?

Theo các nhà khoa học, để môi trường vùng nuôi được bảo vệ tốt thì yếu tố quyết định vẫn là ý thức của từng người nuôi tôm.

Người dân cần xây hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ cho hoạt động nuôi tôm nước lợ đồng bộ, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, hệ thống kênh mương cấp nước và thoát nước phải riêng biệt để hạn chế lây lan mầm bệnh.

Trong quá trình nuôi tôm nước lợ, người dân phải nghiêm chỉnh thực hiện các quy định phòng chống dịch bệnh cho động vật thủy sản nuôi... Đối với thủy sản nuôi kết hợp như: tôm - lúa, lúa - tôm và các mô hình sản xuất, canh tác bền vững, thân thiện với môi trường, phải bố trí đúng tỉ lệ diện tích đất, nước mặn, vật nuôi và cây trồng theo đúng quy định và hướng dẫn của ngành nông nghiệp.

Bên cạnh đó, hoạt động sên vét bùn cải tạo ao nuôi phải tiến hành đúng kỹ thuật theo hướng dẫn của ngành chức năng, đúng lịch thời vụ, lịch điều tiết nước của tỉnh....

Tùy thuộc vào địa hình quy mô và loại hình hoạt động mà sử dụng các biện pháp bảo vệ môi trường và vệ sinh thú y. Hệ thống cấp nước, thoát nước thải phải luôn thông thoáng, được sên vét cải tạo thường xuyên đảm bảo không để bồi lắng, tồn đọng gây tác động xấu đến môi trường và hoạt động sản xuất của khu vực.

Đặc biệt, nước thải phải được thu gom và xử lý bằng công nghệ hợp lý, không để rò rỉ và phát tán vi sinh vật, mầm bệnh gây ô nhiểm môi trường. Hệ thống xử lý nước thải phải được vận hành thường xuyên, nước thải sau khi được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.

Chất thải phát sinh trong nuôi trồng thủy sản phải được thu gom, xử lý triệt để bằng các biện pháp thích hợp. Đối với lượng bùn thải và xác động vật nuôi phải được thu gom và xử lý triệt để theo quy định của pháp luật về chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại, đảm bảo không để phát tán mầm bệnh, vi sinh vật làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất canh tác trong khu vực.

Người dân chú ý, cần xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường, đặc biệt khi có dịch bệnh xảy ra, tuyệt đối không xả thẳng ra môi trường bên ngoài, nước thải phải được chứa ở kênh thải và xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra ngoài.

Nước trong kênh thải phải được xử lý lắng ít nhất 1 tuần. Chất thải rắn như: rác, tôm chết... trong quá trình nuôi được thu gom và để đúng nơi quy định, rác thải của các ao bị bệnh cần đốt bỏ, tôm chết do bị bệnh và giáp xác cần được thu gom triệt để và tiêu hủy đúng nơi quy định, không vứt xác động vật chết và thực vật chết xuống hệ thống nuôi.

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên