27/08/2017 07:53 GMT+7

Bất ngờ với cách doanh nghiệp Nhật tuyển dụng

QUANG PHƯƠNG
QUANG PHƯƠNG

TTO - Từ những đợt tuyển lao động của doanh nghiệp (DN) Nhật, DN trong nước có thể rút ra nhiều kinh nghiệm để áp dụng nhằm hình thành đội ngũ nhân sự tốt, giúp tăng năng suất lao động và phát triển DN bền vững.

Một tiết học tiếng Nhật của lao động Công ty TNHH Dịch vụ quốc tế Sài Gòn (Saigon Inserco) - Ảnh: DUYÊN PHAN
Một tiết học tiếng Nhật của lao động Công ty TNHH Dịch vụ quốc tế Sài Gòn (Saigon Inserco) - Ảnh: DUYÊN PHAN

Để sang Nhật làm việc, các học viên phải học tập và thực hành theo “giáo án” đã được công ty thiết kế phù hợp với điều kiện lao động tại Nhật

Ông MAEZAWA MASATOSHI (tổng giám đốc Công ty CP xây dựng Real)

Để được sang Nhật làm việc với mức thu nhập khoảng 30 triệu đồng/tháng, người lao động VN phải trải qua một quá trình đào tạo, tuyển dụng “toát mồ hôi” theo cách riêng của nhà tuyển dụng Nhật.

Cắt giấy, xếp hình, hít đất...

13h30 tại Trung tâm Việc làm tỉnh Bình Định, khoảng 30 ứng viên của Công ty cổ phần xuất khẩu lao động và dịch vụ thương mại Biển Đông đã ngồi sẵn trong phòng học. Đoàn tuyển dụng của Nhật Bản vào, hai bên cúi đầu chào nhau.

Sau phần giới thiệu, ông Fujikawa Koji, chủ tịch nghiệp đoàn Business Networkcoop, lấy ra xấp giấy, trên đó là 30 bài toán đủ các phép tính cộng, trừ, nhân, chia. Ông cho các ứng viên 4 phút để hoàn thành bài kiểm tra. Ông cho biết đây là bài kiểm tra để kiểm tra độ nhanh nhạy và chính xác của các ứng viên.

Tiếp đó, ứng viên lần lượt di chuyển sang phòng khác để thực hiện những bài kiểm tra khác như

Để biết ứng viên có bị cận thị, mù màu hay không..., ông Fujikawa Koji đưa ra những tờ giấy in màu sẵn, in chữ để ứng viên đọc, nhận diện màu sắc và dùng tay vẽ theo hình nhưng không được chạm vào tờ giấy. Các ứng viên có khuyết điểm bắt đầu bị loại dần.

giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật.

Những ứng viên được chọn tiếp tục với phần thi thể lực, đó là gập bụng, hít đất. Ai làm được nhiều hơn sẽ đi tiếp vào vòng tiếp theo.

Vòng tiếp theo, để thử trí nhớ, độ chuẩn xác và tính tuân thủ theo nguyên tắc, ông Fujikawa Koji lại lấy ra các bộ bài và yêu cầu các ứng viên xóc đều lên rồi sắp xếp lại theo thứ tự do ông đưa ra. Ai xếp nhanh và đúng thứ tự sẽ được điểm cao.

Cứ thế, các ứng viên tiếp tục trải qua các thử thách khác như: cắt giấy, xếp hình theo mẫu... Buổi phỏng vấn tuyển chọn tới 18h vẫn chưa xong. Ông Fujikawa Koji cho biết trong số hơn 30 ứng viên, nghiệp đoàn của ông chỉ tuyển 6 lao động để sang Nhật làm việc tại 4 DN trong lĩnh vực nông nghiệp như sản xuất gạo, trồng hoa...

Tại văn phòng chi nhánh phía Nam của Công ty cổ phần phát triển dịch vụ C.E.O, 20 nữ ứng viên cũng toát mồ hôi với những “đề thi lạ” do đại diện Công ty Kabushiki Gaisha Epoch (Nhật Bản) đưa ra. Đó là dùng đũa gắp hạt đậu đen từ đĩa này sang đĩa khác, gọt bút chì và trong 10 phút phải may hoàn thành một quần lót.

Ông Kanawa, giám đốc Công ty Kabushiki Gaisha Epoch, cho biết đợt này ông dự kiến tuyển 6 lao động nhưng qua phỏng vấn, ông chỉ chọn được 3 người. Ứng viên Trương Thị Thu Hương (quê Bến Tre) nói: “Bất ngờ quá, đâu ngờ là “đề thi” đơn giản mà “quái” đến thế”.

Các học viên của Công ty TNHH Sen Đại Dương thực hành đào đường và lắp đường ống tại xưởng thực hành - Ảnh: Q.P.
Các học viên của Công ty TNHH Sen Đại Dương thực hành đào đường và lắp đường ống tại xưởng thực hành - Ảnh: Q.P.

Có trui rèn mới thuần thục

Tại trung tâm vận hành máy công trình của Công ty TNHH Sen Đại Dương, ông Jo Tetsuya của Công ty CP xây dựng Real (Nhật Bản) cùng với 12 học viên vã mồ hôi với các bài tập về lắp đặt đường ống.

Người lái máy múc cát, người vát ống, đo vẽ, cân chỉnh, vặn ốc... cứ thế họ phối hợp nhịp nhàng với nhau để trong 45 phút lắp ráp xong một hệ thống đường ống dẫn (dẫn nước, dẫn khí) dưới lòng đất. Từng việc làm của học viên đều được ông Jo Tetsuya theo dõi sát sao.

Các học viên cho biết để làm được như trên, họ đã thực hành tại xưởng này suốt hai tháng.

“Thực tế chi phí đào tạo nghề ngắn hạn tại Nhật rất đắt đỏ, bình quân một khóa đào tạo kéo dài hai tháng, tốn khoảng 6.000 USD.

Do vậy để cắt giảm chi phí, hỗ trợ học viên, công ty chúng tôi chuyển toàn bộ thiết bị thực hành liên quan đến vận hành máy công trình từ Nhật sang để học viên làm quen với máy móc, điều kiện làm việc như ở Nhật để họ nhanh chóng nắm bắt công việc cũng như an toàn lao động” - ông Maezawa Masatoshi chia sẻ.

Tại các xưởng thực hành nghề: hàn, phay, lắp giàn giáo, xây dựng, sơn... các học viên đều mướt mồ hôi nhưng cũng vui vì được trui rèn tay nghề vững chắc. Tại đây, các DN Nhật đều cử người của mình qua trực tiếp đào tạo nghề cho tu nghiệp sinh.

Anh Lưu Việt Hùng, trưởng phòng tuyển dụng Công ty CP dịch vụ nhân lực Toàn Cầu, cho biết sau khi trúng tuyển, thực tập sinh phải ở tập trung tại ký túc xá khoảng 6 tháng để học tiếng Nhật, học nghề và rèn luyện sức khỏe mỗi ngày.

Ngoài ra, các thực tập sinh còn phải học về văn hóa ứng xử, lễ nghĩa của người Nhật.

So sánh năng suất lao động năm 2015 của VN với các nước (theo thống kê tình hình kinh tế - xã hội của Tổng cục Thống kê) - Đồ họa: TẤN ĐẠT
So sánh năng suất lao động năm 2015 của VN với các nước (theo thống kê tình hình kinh tế - xã hội của Tổng cục Thống kê) - Đồ họa: TẤN ĐẠT

Thị trường Nhật Bản luôn hút lao động

Theo thống kê của Bộ LĐ-TB&XH, hằng năm có hơn 110.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Trong đó, tập trung vào các thị trường lớn như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc…

Trong bảy tháng đầu năm 2017, tổng số lao động VN đi làm việc ở nước ngoài là 68.949 lao động (nữ là 26.048).

Các thị trường hút nhiều lao động gồm: Đài Loan: 33.865 lao động, Nhật Bản: 27.743 lao động, Hàn Quốc: 3.195 lao động, Saudi Arabia: 2.230 lao động, Malaysia: 740 lao động…

QUANG PHƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên