21/08/2023 09:18 GMT+7

Ăn sáng trễ dễ đái tháo đường?

Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Dịch tễ học quốc tế về thói quen ăn sáng và bệnh đái tháo đường. Nghiên cứu này có thể làm thay đổi thói quen của bạn.

Chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường tại Bệnh viện Bạch Mai

Chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường tại Bệnh viện Bạch Mai

Đái tháo đường type 2 là một căn bệnh phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của nhiều người. Đây là một bệnh lý mạn tính, xảy ra khi đường trong máu tăng cao kéo dài, do cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng insulin hiệu quả.

Đái tháo đường và "4 nhiều"

Biểu hiện dễ nhớ là "4 nhiều" bao gồm: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy nhiều. Các triệu chứng khác như nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm nấm men, da khô ngứa…

Nếu không được điều trị, biến chứng sẽ tới sớm và nguy hiểm như: đột quỵ, bệnh lý thần kinh, bệnh võng mạc, mất thị lực, suy thận, nhiễm trùng lở loét bàn chân gây đoạn chi, nhiễm nấm da, trầm cảm, mất trí nhớ…

Việc phòng ngừa bệnh là vô cùng quan trọng. Đái tháo đường là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới. Số người mắc bệnh dự kiến sẽ tăng từ 425 triệu người năm 2017 lên 629 triệu người vào năm 2045, với những chi phí về sức khỏe, xã hội và kinh tế liên quan.

Chế độ ăn uống là một yếu tố quan trọng trong việc quản lý và phòng ngừa đái tháo đường type 2 thông qua tác động lên cân nặng và kiểm soát chuyển hóa. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phương pháp dinh dưỡng có hệ thống và dựa trên bằng chứng có hiệu quả trong việc điều trị đái tháo đường type 2.

Không chỉ là ăn gì, mà còn là thời gian ăn

Chúng ta cũng đã biết về những gì chúng ta ăn, đường, tinh bột… sẽ làm tăng đường huyết. Nhưng tần suất ăn và thời điểm ăn liệu có liên quan đến sự hình thành bệnh đái tháo đường hay không.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành kiểm tra mối liên quan này. Có hơn 100.000 người tham gia (trong đó 79% là nữ) đã ghi lại thời gian và tần suất bữa ăn của mình. Trong thời gian theo dõi trung bình 7,3 năm, kết quả cho thấy những người ăn sáng sớm trong ngày giảm được 59% nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. 

Những người có thói quen ăn sáng sau 9h có tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường cao hơn những người ăn sáng trước 8h. 

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng ăn tối muộn sau 10h làm tăng nguy cơ mắc bệnh, chia nhỏ bữa ăn trong ngày sẽ có nguy cơ thấp hơn. Hơn nữa, thời gian nhịn ăn kéo dài chỉ có lợi nếu được thực hiện bằng cách ăn sáng và ăn tối sớm.

Như vậy, bữa ăn đầu tiên trước 8h sáng và bữa ăn cuối cùng trước 19h có thể giúp giảm tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường type 2.

Phát hiện này thật sự là một thách thức các quan niệm thông thường về thói quen ăn sáng và xu hướng giảm cân bằng nhịn ăn gián đoạn.

Vì vậy nếu bạn có thói quen ăn sáng sau 9h và ăn tối trễ, bạn có thể cân nhắc thời gian sớm hơn. 

Không những thành phần lượng thức ăn mà cả thời điểm ăn cũng tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường của bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa khác như:

- Kiểm soát cân nặng: Giảm cân nếu thừa cân hoặc béo phì, duy trì cân nặng lý tưởng theo chỉ số khối cơ thể (BMI). 

 - Tăng cường vận động: Thực hiện ít nhất 150 phút mỗi tuần các hoạt động thể chất có cường độ trung bình hoặc cao, chẳng hạn như đi bộ nhanh, chạy bộ, đạp xe hoặc bơi lội. 

- Ăn uống lành mạnh: Hạn chế các thực phẩm có hàm lượng đường, tinh bột và chất béo cao, ưu tiên các thực phẩm giàu chất xơ, protein và vitamin như rau xanh, trái cây, hạt, thịt nạc và cá. 

- Kiểm tra đường huyếtĐo đường huyết thường xuyên để theo dõi mức đường trong máu và điều chỉnh chế độ sinh hoạt hoặc dùng thuốc khi cần thiết. 

- Ngừng hút thuốc: Hút thuốc là một yếu tố nguy cơ gây đái tháo đường và các biến chứng liên quan. Ngừng hút thuốc sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Đái tháo đường, ăn phòng bệnh có cần kiêng đường và cơm?Đái tháo đường, ăn phòng bệnh có cần kiêng đường và cơm?

Người bệnh đái tháo đường, người ăn phòng bệnh kiêng tuyệt đối đồ ngọt như đường, bánh ngọt… nghĩ là tốt cho sức khỏe. Nhưng không có đường, não sẽ kém hoạt động và cơ thể đi tìm chất thay thế sẽ nguy hại. Vậy phải ăn như thế nào?

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên