28/12/2004 12:45 GMT+7

Vài hình ảnh về thành Hà Nội buổi đầu thuộc Pháp

Theo Kiến thức ngày nay - Nhân Dân
Theo Kiến thức ngày nay - Nhân Dân

Bài viết sau đây trích từ Hồi ký của Charles - Edouard Hocquard, bác sĩ quân y Pháp có mặt ở VN năm 1884 - viết về thành Hà Nội và những bức ảnh lịch sử thời kỳ đó - do nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân chuyển ngữ.

urn9dWgG.jpgPhóng to
Cửa Chính Bắc thành Hà Nộinhìn từ bên trong - ảnh khắc của Hocquard do NĐX sưu tập
Bài viết sau đây trích từ Hồi ký của Charles - Edouard Hocquard, bác sĩ quân y Pháp có mặt ở VN năm 1884 - viết về thành Hà Nội và những bức ảnh lịch sử thời kỳ đó - do nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân chuyển ngữ.

Tôi (Hocquard) có nói rằng người ta đã đưa chúng tôi đến ở trong thành Hà Nội. Nếu muốn có một ý tưởng đúng đắn về thành này như thế nào vào thời chúng tôi đến thì hãy hình dung có một khu đất rộng bằng phẳng hình chữ nhật, cạnh lớn đo được ít nhất ba cây số(?). Khu đất được một bức thành giai bằng gạch cao và dày bao bọc chung quanh. Thành giai lại được một hộ thành hào rộng đầy nước đọng chặn thêm ở phía ngoài.

hbH582u0.jpgPhóng to EgVQ0JuL.jpg
Cầu Chính Bắc bắc qua hộ thành hàovào cửa Chính Bắc thành Hà Nội (năm 1884) Một góc trong Hoàng thành Hà Nội trước khi bị triệt phá (từ 1884-1887) - ảnh khắc của Hocquard do NĐX sưu tập

Năm 1884, ông Charles - Edouard Hocquard theo đoàn lính viễn chinh Pháp đến VN với tư cách là bác sĩ quân y. Đây là lúc thực dân Pháp sắp chiếm hết VN. Ngoài nhiệm vụ của một bác sĩ quân y hạng nhất, Hocquard còn là một nhà nhiếp ảnh có tài. Trong 30 tháng, Hocquard đã chụp được hàng trăm hình ảnh tư liệu ở một số tỉnh miền bắc, thành Hà Nội và Huế.

Đó là những hình ảnh duy nhất còn sót lại giúp cho chúng ta thấy được những thành trì ngày xưa của ta. Sau ngày vua Hàm Nghi xuất bôn, thực dân Pháp đưa vua Đồng Khánh lên ngôi, Hocquard trở về Pháp, nhường chỗ cho bác sĩ Neis.

Những tấm hình của Hocquard được xuất bản bởi Trung tâm lưu trữ dữ liệu thuộc địa ở Aixen-provence. Từ những tấm hình tuyệt vời của Hocquard, các nhà minh họa tài năng (Pranishnikoff, E.Roniat, Dnlancelot...) đã khắc họa lại một số và cho đăng vào tạp chí Vòng quanh thế giới (Le tour du monde) ra đời vào năm 1889 (một bản mới đổi tên là Nhật ký hành trình - Journal des voyages).

Bản thân bác sĩ Hocquard viết một cuốn hồi ký với tựa đề Một chiến dịch ở Bắc Kỳ (Une campagne du Tonkin) và mới đây (1999), Nhà Arléa (Paris) tái bản với lời giới thiệu và chú giải của Tiến sĩ Ph. Papin - đại diện Trường Viễn Đông Bác Cổ tại Việt Nam. Lần tái bản này sách được minh hoạ bởi 247 ảnh khắc và hai bản đồ có giá trị lịch sử.

Bức thành giai trổ sáu cửa(1) chính mỗi cửa dẫn ra ngoài bằng một chiếc cầu bắc ngang qua hộ thành hào. Mỗi cửa đều có xây vọng lâu, có mái che bên trên. Lên vọng lâu bằng con đường giật cấp xây bên trong thành giai. Lính gác cửa ngồi trong vọng lâu.

Ngay ở trung tâm khu đất được bao bọc bởi bức thành giai lớn mà tôi vừa miêu tả có một vòng thành thứ hai xây kín bằng gạch. Đó là Hoàng thành - nơi toạ lạc của ngôi Chánh điện(2).

Chánh điện là một toà nhà lớn, với chiều rộng lớn hơn chiều dài, dựng trên một nền đất hình vuông được gia cố bốn mặt bằng một bức tường. Một thềm đá giật cấp đồ sộ dẫn lên nền điện. Thềm đá này được bọc lan can hai bên bằng đá hoa cương tuyệt đẹp và có chạm hình mây xoắn. Thềm đá giật cấp chia làm ba ngăn - một ngăn chính giữa và hai ngăn phải trái - bằng hai con rồng tuyệt đẹp dài tối thiểu là 2m(3) và mỗi con rồng được chạm thẳng vào một tảng đá hoa cương nguyên khối.

JC0Ykpeg.jpgPhóng to
Điện Kính Thiên trong Hoàng Thành Thăng Long 5 gian hai chái

Trên bức tường của Hoàng thành quay mặt về phía thềm đá giật cấp, kiến trúc sư trổ ba cửa cạnh nhau. Đối với những người am hiểu luật lệ An Nam, với riêng cách thiết kế đó đã đủ biết đây là nơi vua ngự. Quan lại không bao giờ được đi qua cửa giữa của vua mà phải đi bên phải hoặc bên trái. Riêng chuyện đi qua cửa giữa dành riêng cho vua dưới thời Tự Đức cũng bị xem là mắc tội khi quân và bị xử tử một cách thích đáng.

Trung tâm của Hoàng thành Hà Nội có lịch sử của nó. Chính tại nơi đây các chiến hữu của Francis Garnier đến trú ẩn sau khi người cầm đầu của bọn họ bị giết chết. Với một số lượng ít ỏi, những chiến hữu ấy không đủ sức bảo vệ được nhiều dặm thành ngoài của Hoàng thành nên họ phải trú thân vào cả trong trung tâm này trước đã. Rồi ngay sau đó họ cũng phải rời bỏ luôn cả chiến tuyến thứ hai vẫn còn rất rộng, và vội vàng xây chung quanh nền đất của ngôi Chính điện một bức tường gạch có trổ các lỗ châu mai, bức tường gạch này vẫn còn tồn tại(4).

QHorxHYg.jpgPhóng to
Bức tường có lỗ châu mai lính Pháp dựng lên trước ngôi Chính điện (điện Kính Thiên) biến nơi này thành một đồn lính
Phía trước Hoàng thành sừng sững một cái tháp cũng làm bằng gạch cao từ 6 đến 7m(5) dựng lên trên một khối vuông kếch xù làm bằng đá. Cái tháp này có sáu mặt, ở phía trong người ta trổ một tầng cấp xoắn ốc được rọi sáng bằng nhiều ô cửa sổ nhỏ cao thấp khác nhau. Tầng cấp này dẫn lên một mái bằng phía trên đỉnh tháp và từ đó người ta có thể phóng cái nhìn ra khắp làng mạc chung quanh.

Không xa nơi ấy có nhiều tòa nhà gạch lợp ngói. Đó là những kho thóc. Chính nơi đây vị Tổng đốc của tỉnh cất giữ những sản vật thu từ nguồn thuế hằng năm. Thuế này đối với người Việt phần lớn được trả bằng hiện vật thu hoạch từ các vụ mùa. Bên cạnh kho lúa là dinh thất của các thượng quan trong tỉnh. Đó là quan Tổng đốc và hai quan lớn Bố chánh và Án sát - những người đứng đầu về kinh tế và luật pháp. Chỉ duy nhất dinh của quan Bố là còn tồn tại.

(Docteur Hocquard, Une Campagne du Tonkin, Arléa (Paris), Nov. 1999, tr. 101-106)

------------------

(1) Sự thật chỉ có năm cửa: Đông, Bắc, Tây và hai cửa Đông Nam và Tây Nam.(2) Ngôi Chánh điện xây dựng trên nền cũ của điện Kính Thiên từ thời Lê.(3) Thực tế là 5m5.(4) Tồn tại cho đến lúc Hocquard đến Hà Nội (1884).(5) Từ mặt đất lên đến đỉnh đài cao 33m4.

Theo Kiến thức ngày nay - Nhân Dân
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên