Ngay chủ đề của Ngày thơ: Từ Điện Biên đến Hoàng Sa, Trường Sa cũng phần nào nói lên mong muốn của những người tổ chức.
Triển lãm ảnh “Nửa thế kỷ các nhà thơ chống Mỹ” tại Ngày thơ thu hút được sự quan tâm của công chúng - Ảnh: V.V.Tuân |
Ngày thơ được mở màn với bài Nguyên tiêu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiếp đó sân khấu được dành cho những tác phẩm đi cùng năm tháng như Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Hò kéo pháo, Giải phóng Điện Biên, Trời Điện Biên mây trắng... Phần triển lãm về thế hệ các nhà thơ chống Mỹ xung quanh khu vực Thiên Quang Tỉnh thu hút nhiều người xem.
“Từ thơ truyền thống đến thơ trẻ, thậm chí cả thơ siêu thực, đều xuyên suốt tinh thần về đất nước, con người, tình yêu, biển đảo. Đây là dịp để chúng ta lắng lại, hồi tưởng, kiêu hãnh về Điện Biên Phủ, cũng là dịp khẳng định một lần nữa về chủ quyền biển đảo của dân tộc. Tinh thần này không chỉ có ở Ngày thơ Văn Miếu mà còn ở các ngày thơ trên mọi miền đất nước” - nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, chia sẻ.
Với riêng “Sân thơ trẻ”, việc tìm kiếm một dấu ấn cá nhân ở sân thơ được chờ đợi này lại hoàn toàn vô vọng. Sự góp mặt của chín tác giả trẻ tiêu biểu đại diện cho nhiều tỉnh thành trong cả nước: Bình Nguyên Trang, Trương Xuân Thiên (Hà Nội), Nguyễn Minh Cường (Bắc Ninh), Lê Vi Thủy (Gia Lai), Lê Vĩnh Thái (Huế), Lương Thìn (Bắc Ninh), Lò An Dương (Hà Giang), Nguyễn Thế Kiên (Nam Định), kể cả sự trở lại của tác giả Nguyễn Vĩnh Tiến sau một thời gian vắng bóng cũng không đủ làm nóng không khí sân thơ này.
Gọi là “Sân thơ trẻ” nhưng lại quá nhiều cây bút thế hệ 7X vốn đã quen mặt với người yêu thơ hơn chục năm nay. Cách giới thiệu cũ kỹ, trình bày thơ và múa minh họa cũng nhàm chán không kém. Mỗi năm, “Sân thơ trẻ” lại dần đánh mất sự háo hức của người yêu thơ khi đến Văn Miếu vào ngày Nguyên tiêu. Đến một việc đơn giản nhất là khâu tổ chức, âm thanh, MC dù đã trải qua 12 năm nhưng vẫn chưa thể chuyên nghiệp.
Và Ngày thơ Việt Nam dường như mỗi năm mỗi vắng hơn. Vì trời lạnh hay vì đã lâu Ngày thơ không còn là nơi người ta có thể chờ đợi những điều mới mẻ. Thay vào những góc thơ của các nhà thơ trẻ là những gian hàng của các hội văn học nghệ thuật, các trường đại học. Không có nhiều thơ ở đó, thay vào thơ là những sản vật địa phương kiểu chuối ngự, ngô nương, bưởi lại xuất hiện rất nhiều. “Hội chợ” thi ca bởi vậy cũng ồn ã một cách nhạt nhòa.
TP.HCM sôi nổi với 20 lều thơ Ngày thơ Việt Nam xuân Giáp Ngọ 2014 tại TP.HCM khai mạc trong tiết trời đẹp tối 14-2 (rằm tháng giêng) tại khuôn viên Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật TP.HCM (81 Trần Quốc Thảo, Q.3), thu hút đông đảo người làm thơ và bạn yêu thơ. Trước lễ khai mạc, khán giả cùng dành một phút mặc niệm nhà văn Nguyễn Quang Sáng - người vừa ra đi vào chiều 13-2 tại TP.HCM. Một trong những yếu tố thu hút của lễ khai mạc là những phần trình diễn thơ, trong đó phải kể đến tiết mục của nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký - vừa viết thư pháp Đêm thơ Nguyên tiêu bằng chân, vừa đọc bài thơ Mắc nợ mùa xuân do ông sáng tác. Khoảng 20 lều thơ đã hoạt động sôi nổi trong đêm khai mạc với các hoạt động giới thiệu thơ, đố thơ, ký tặng thơ, văn nghệ, giao lưu tác giả... Đặc biệt, các cây bút trẻ (Nguyễn Phong Việt, Thanh Bình Nguyên, Lê Thiếu Nhơn, Ly Hoàng Ly...) được dành riêng một khu vực để trưng bày, triển lãm thơ và giao lưu với công chúng. Ông Lê Quang Trang - chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM - cho biết ban tổ chức mong muốn Ngày thơ năm nay thật sự là một lễ hội văn hóa, để người làm thơ thể hiện trách nhiệm, bày tỏ thái độ trước vận mệnh - chủ quyền của đất nước. Ngày thơ Việt Nam tại TP.HCM sẽ kéo dài đến tối 15-2. TR.UYÊN |
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Ngày thơ Việt Nam: Từ Điện Biên đến Trường SaMùa xuân đất nước vào hội thơNgày thơ sẽ như “lễ hội của thơ ca”Cầu an cho dân tộc trong Ngày thơ Việt NamKhai mạc Ngày thơ Việt Nam tại TP.HCM
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận