Phóng to |
Trò chơi Flappy Bird đã không còn hiện diện trên kho ứng dụng của hai hệ điều hành iOS và Android từ rạng sáng 10-2-2014 |
Không giữ được bình tĩnh bởi không thể chấp nhập cách thức và nội dung mà các trang điện tử này thông tin. Đầu tiên là một trang điện tử Đ. Trang này đưa tin Nguyễn Hà Đông - tác giả Flappy Bird chết tại nhà riêng với một vết đạn bắn vào đầu. Thông tin này nhanh chóng được một số trang tin sao chép lại như thường lệ họ vẫn làm.
Trang báo điện tử Đ. dẫn nguồn từ một tờ báo lá cải nước ngoài là Huzlers cho rằng "người sáng tạo ra game Flappy Bird gây bão trong thời gian vừa qua là Nguyễn Hà Đông đã được tìm thấy tại nhà riêng với một vết thương do đạn bắn vào đầu gây tử vong.” Thậm chí, họ còn nói: “Cơ quan chức năng xác nhận rằng Nguyễn đã tự tử bằng cách bắn vào đầu mình với một khẩu súng lục ".
Trang điện tử này còn tỏ ra vẻ “cẩn trọng” khi đặt dấu hỏi sau cái tít giật gân. Tuy nhiên, ngay trong bài, trang điện tử này phán: “Ngay lập tức cộng đồng mạng dậy sóng và bị sốc trước thông tin này đồng thời thể hiện sự tiếc nuối cho một tài năng trẻ".
Dĩ nhiên đây một chuyện hoàn toàn bịa đặt. Công an đã xác nhận không hề có sự việc như vậy.
Xâu chuỗi lại toàn bộ các diễn biến liên quan đến trò chơi Flappy Bird, dễ dàng nhận thấy sự bất thường trong những thông tin trên các trang mạng.
Quay lại thời điểm đầu năm 2014, khi mà game Flappy Bird trở nên nổi tiếng, hàng loạt trang mạng đồng loạt tung hô. Thế rồi, ngay sau đó, cũng chính những trang này quay lại mổ xẻ, phê bình.
Trang thì tố Flappy Bird vi phạm bản quyền vì sử dụng hình ảnh đồ họa từ một số tựa trò chơi khác. Vấn đề bản quyền hình ảnh và âm thanh của Flappy Bird ngay lập tức được đưa ra làm chủ đề bàn tán. Chẳng những thế, có trang còn đưa tin Nintendo sẽ phạt Flappy Bird 6 tỷ USD vì sử dụng hình ảnh những chiếc ống màu xanh.
Trong khi đó, cho đến tận bay giờ, Nintendo vẫn khẳng định rằng họ không có hành động gì liên quan đến Flappy Bird.
Nhiều trang khác thì đi tính thuế thu nhập “giúp” cho Nguyễn Hà Đông. Thậm chí, có trang còn mạnh miệng tuyên bố với doanh thu khủng khoảng 50.000 USD/ngày từ quảng cáo của game, Tổng cục thuế đang rốt ráo vào cuộc để kiểm soát nguồn thu nhập, tránh thất thu thuế. Thực ra, đến bây giờ, không đại diện nào của Tổng cục thuế thừa nhận đưa ra tuyên bố đó.
Chẳng những thế, hàng loạt trang mạng còn không tiếc lời chê bai từ hình thức cho đến cách chơi… dù thực tế đã chứng minh sự cuốn hút đến mức gây nghiện của Flappy Bird.
Con số lên đến hàng triệu bài viết về game Flappy Bird trên các trang điện tử là một con số kinh khủng, khiến không ít người ngạc nhiên nhưng đáng ngạc nhiên hơn nữa là cho đến nay, Nguyễn Hà Đông chưa hề xuất hiện trả lời câu hỏi nào của báo chí trong nước.
Vậy mà các trang điện tử này vẫn không ngừng tấn công Nguyễn Hà Đông và trò chơi Flappy Bird. Và rồi phản ứng của anh là việc mà mọi người đã thấy. Rạng sáng 10-2, anh thực hiện lời tuyên bố của mình, gỡ bỏ trò chơi Fapply Bird khỏi kho ứng dụng di động của hai hệ điều hành iOS và Android.
Một số chuyên gia cho rằng cùng với nhiều thành viên trên các diễn đàn, nhiều trang mạng đã góp phần tạo áp lực cho tác giả, khiến không ít người có đam mê sáng tạo cảm thấy sợ hãi.
Tệ hơn nữa là việc đưa những thông tin bịa đặt liên quan đến tính mạng của người khác chỉ vì người đó đang nằm trong dòng chủ lưu thời sự để câu view.
Cách đưa tin như thế này đã được dư luận nói nhiều. Nhưng chỉ nói thôi thì đâu cũng lại vào đấy. Không kiểm soát, xử phạt một cách nghiêm túc, rồi đây, những Kiều nữ Hải Dương, Nguyễn Hà Đông tự sát… một ngày nào đó lại xuất hiện với một cái tên khác, một động từ khác mà thôi…
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Game chấn động Flappy Bird có thể bị tác giả kết liễu?Flappy Bird “hớp hồn” thế giới, tác giả thu tiền tỉChàng trai Việt làm thế giới phát sốt với game di động Flappy BirdVì sao game gây chấn động Flappy Bird bị tác giả gỡ bỏ?Bài học thực tế từ game Flappy Bird
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận