21/02/2013 07:15 GMT+7

Cầu an cho dân tộc trong Ngày thơ Việt Nam

AN SA - LAM ÐIềN
AN SA - LAM ÐIềN

TT - Ðại đức Thích Trường Xuân - trụ trì chùa Long Ðẩu - sẽ đọc thơ cầu an cho dân tộc Việt trong Ngày thơ lần thứ 11 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội.

Ngày thơ năm nay diễn ra trong ba ngày, từ tối 22-2 (13 tháng giêng) đến 24-2 (15 tháng giêng). Trong đó, buổi lễ chính sẽ diễn ra sáng rằm tháng giêng.

Ja3x1Wlv.jpgPhóng to

Chuẩn bị thả thơ trong Ngày thơ Việt Nam lần 10 - Ảnh: Hoàng Điệp

Ngày thơ Việt Nam lần thứ 11 lấy chủ đề Tuổi trẻ với Tổ quốc, trong đó bao hàm hai chủ thể lớn là Tổ quốc và những con người trẻ. Ban tổ chức cho biết hi vọng năm nay những nhà thơ trẻ sẽ được dịp bộc lộ tài năng, bày tỏ lòng yêu nước của mình khi Tổ quốc đứng trước những thách thức, khó khăn hay vận mệnh mới. Những vấn đề về chủ quyền của đất nước từ hải đảo đến đất liền cũng sẽ được các nhà thơ trình bày tại các sân thơ.

Về hình thức tổ chức vẫn duy trì hai sân thơ: sân thơ chính mang tên Ðất nước mùa xuân và sân thơ trẻ với sự thể hiện của nhóm Link hương cửu kiếm (9 nhà thơ trẻ nổi danh).

Một đám rước thơ gồm 120 nghệ sĩ nhà hát chèo, nhà hát tuồng sẽ đi từ hồ Văn đến sân khấu chính, mở màn cho lễ khai mạc. Sau lễ khai mạc, đại đức Thích Trường Xuân sẽ đọc một bài thơ cầu an cho dân tộc. "Dù chúng ta đang đứng trước những thách thức, thậm chí là đe dọa đến nền hòa bình, thì một sự cầu an cho đất nước, kêu gọi một nền hòa bình từ trong tâm khảm mỗi con người là điều cần thiết hơn cả. Khi bình an, con người mới nghĩ và sáng tạo được những điều mới mẻ, tốt đẹp" - nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, phó chủ tịch Hội Nhà văn VN, nói về buổi lễ.

* Tại TP.HCM, chương trình chính của Ngày thơ Việt Nam sẽ diễn ra tại hội trường Nhà văn hóa Thanh niên lúc 19g30 ngày 24-2 với chủ đề Tuổi trẻ với mùa xuân đất nước. Trong không khí nguyên tiêu gợi nhớ tinh thần Giữa dòng bàn bạc việc quân/ Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền từ thuở nào của Hồ Chủ tịch, những nhà thơ TP.HCM năm nay cũng chọn lọc những sáng tác có nội dung hướng về biên cương Tổ quốc và hải đảo xa xôi để trình bày.

Sau chương trình nhạc phổ thơ, nhà thơ Phạm Sỹ Sáu sẽ mở màn tiết mục đọc thơ và giao lưu với bài Viết ở Cao Bằng đầy day dứt và ngập tràn xúc cảm của một nhà thơ, người lính thời bình đứng trước biên giới phía Bắc:

Biên giới, biên giớiNơi tôi đặt chân tớiMà nghe từng ngọn cỏ đauTrời vẫn xanh trên đầuNúi vẫn đó mà không là núi đóCây vẫn xanh mà không là cây xanh...

Sâu lắng và tha thiết hơn sẽ là những câu thơ ăm ắp tình Tổ quốc của nhà thơ Nguyễn Công Bình:

Tổ quốc ngàn năm bắc kèo dựng cột, xe chỉ luồn kim đan từng câu hátTổ quốc ngàn năm quằn quại dưới gót giày phương Bắc mà hồn thiêng nguyên vẹn về mìnhTổ quốc ngàn năm tre đằng ngà đuổi giặc, ngựa Gióng bờm tung tiếng hí rung trờiTổ quốc ngàn năm chắt chiu từng giọt nắng, giọt mưa để lọc trong xanh trời đấtTổ quốc ngàn năm nâng niu từng âm vực để tiếng Việt hằng ngày là ngôn ngữ thi ca...

(Mẹ ơi, Tổ quốc).

Bên cạnh đó là thơ của Phan Hoàng, Trần Mai Hường, Trúc Thuyên, Huỳnh Dũng Nhân và các tiết mục trình bày thơ phổ nhạc.

Trước đó cũng tại TP.HCM, một chương trình thơ quần chúng sôi động được bắt đầu từ ngày 23-2 tại Cung văn hóa Lao Ðộng mang tên Ðất nước vào xuân. Tại đây, 12 câu lạc bộ thơ như: câu lạc bộ thơ Kinh Bắc, câu lạc bộ thơ Quê Hương, câu lạc bộ văn học nghệ thuật thuộc Ðại học Khoa học xã hội và nhân văn... sẽ cùng triển lãm thư pháp thơ, thi thiết kế lều thơ đẹp và có nội dung hay nhất (trao giải ngày 24-2) và giao lưu thơ Ðất nước vào xuân diễn ra tối 23-2.

AN SA - LAM ÐIềN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên