Cuộc trò chuyện gợi nên nhiều suy ngẫm thú vị về mối quan hệ giữa nhà nước và nghệ thuật nói chung.
Phóng to |
Giám đốc Bảo tàng Pushkin Irina Antonova và ông Vladimir Putin khi còn làm thủ tướng - Ảnh: Reuters |
Lấy tên là Bảo tàng Pushkin nhưng bảo tàng này không liên quan gì tới nhà thơ nổi tiếng của Nga. Bảo tàng được thiết kế và xây từ năm 1898 đến năm 1912 mới hoàn thành. Sau Bảo tàng Hermitage ở St. Petersburg, Bảo tàng Pushkin ở Matxcơva là nơi lưu giữ lượng tác phẩm nghệ thuật nước ngoài, đặc biệt là châu Âu, lớn nhất và quan trọng nhất ở Nga, với hơn 670.000 bức tranh, tác phẩm điêu khắc và các hiện vật khảo cổ. Bà Antonova vừa được chính phủ chấp thuận cấp 650 triệu USD để mở rộng và hiện đại hóa bảo tàng. |
- Tôi thấy gần gũi với nghệ thuật. Tôi phục vụ nghệ thuật. Các chính trị gia lên nắm quyền rồi cũng đến lúc phải rời ghế. Nhưng nghệ thuật thì trường tồn. Tin tôi đi, tôi sẽ khó mà nhớ tên hết các bộ trưởng văn hóa của Nga và Liên Xô. Tôi cũng chưa bao giờ thấy tận mắt Stalin bằng xương bằng thịt mà chỉ thấy từ xa trên quảng trường Đỏ, nơi ông ấy duyệt đội danh dự. Tôi trở thành giám đốc bảo tàng năm 1961, tám năm sau khi Stalin chết.
* Mối quan hệ mẫu mực giữa nhà nước và nghệ thuật, theo bà, là như thế nào?
- Nhà nước nên hỗ trợ tài chính ở mức cao nhất cho các nhà hát, trường đào tạo nghệ thuật, bảo tàng, giống như cách mà nước Pháp đã làm khi Bảo tàng Louvre ở Paris được sửa chữa và nâng cấp. Nhưng nhà nước nên đứng cách xa nghệ thuật, không nên can thiệp vào nghệ thuật. Bây giờ chúng tôi không thấy có áp lực gì từ phía nhà nước Nga. Chúng tôi trưng bày những gì mà chúng tôi thấy thích. Đây là tiến bộ rất lớn so với thời Xô viết. Hiện không còn kiểm duyệt nghệ thuật ở Nga nữa.
* Bà từng tổ chức triển lãm thành công các tác phẩm của nghệ sĩ cổ điển, như Marc Chagall và Wassily Kandinsky. Từ quan điểm của nhà chức trách văn hóa Liên Xô lúc ấy, nó như một cuộc cách mạng nổi dậy...
- Đó không phải là cuộc nổi dậy mà nó rất logic. Trong rất nhiều năm, chúng tôi không được phép trưng bày các bộ sưu tập của mình. Renoir, Matisse, Picasso và Cézanne được xem là các nghệ sĩ theo chủ nghĩa hình thức và tư sản. Khi triển lãm Matxcơva - Paris với những tác phẩm của Chagall và Kandinsky được đưa tới Matxcơva năm 1981, giám đốc phòng trưng bày tranh quốc gia nổi tiếng Tretyakov nói: “Muốn trưng bày ở đây phải bước qua xác tôi”. Chúng tôi không thích xác chết, nên chuyển qua làm ở Bảo tàng Pushkin. Đó thật sự là bước đột phá.
* Bà vẫn điều hành bảo tàng khi 90 tuổi. Bà có mong làm điều gì đó khác nữa không?
- Đôi khi tôi ngạc nhiên vì chính bản thân mình, nhưng dường như đó là cuộc sống. Tôi vẫn là người thiếu thật nhiều lòng kiên nhẫn, nhưng để điều hành bảo tàng thì phải cần nhiều lòng kiên nhẫn lắm.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận