08/05/2012 06:05 GMT+7

Tiếng kẻng báo động trên "vùng trời bình yên"

NGUYỄN THỊ HẬU
NGUYỄN THỊ HẬU

TT - Trở về từ Trường Sa sau chuyến đi mười ngày (từ 26-4 đến 5-5), nhà văn Bích Ngân và tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu đã gửi đến Tuổi Trẻ cảm xúc mạnh mẽ về những ngày ở đảo.

TV4C1sWm.jpgPhóng to
Hai ca sĩ Tạ Minh Tâm và Võ Hạ Trâm bên lính đảo Sơn Ca - Ảnh: N.T.HẬU

Chúng tôi lên đảo Sơn Ca vào một buổi sáng (30-4) biển trời thăm thẳm một màu xanh thanh bình. Sau phút chào đón xúc động với những ánh mắt những bàn tay siết chặt, các nghệ sĩ của Trung tâm Ca nhạc nhẹ thành phố bắt đầu chương trình văn nghệ phục vụ chiến sĩ.

Cùng hát với các ca sĩ trẻ là những người lính đảo. Thật bất ngờ, nói như nghệ sĩ ưu tú Tạ Minh Tâm - MC của chương trình, lính đảo hát hay không thua gì ca sĩ chuyên nghiệp.

Những tiết mục nối nhau tạo nên không khí khi sôi nổi lúc sâu lắng, trên gương mặt những người lính đảo tràn đầy nét vui tươi, hồn nhiên, tưởng như không phải họ là những người đang ngày đêm đối mặt với muôn vàn khó khăn, nguy hiểm.

Khi ca sĩ Yến Nhi đang bay bổng lời ca Từng vòng tay trao hơi ấm, rộn rã, đôi tim mừng vui gặp gỡ, trong ngày mới... của ca khúc Vùng trời bình yên thì bỗng một hồi kẻng dồn dập vang lên. Báo động!

Những người khách còn đang ngơ ngác thì chủ nhà đã đâu vào đấy trong nháy mắt. Chưa dứt tiếng kẻng, bộ đội đã có mặt đúng vị trí, mũ sắt buộc nghiêm chỉnh, vũ khí trong tư thế sẵn sàng.

Một lúc sau khi kẻng báo yên, nhanh thoăn thoắt, những người lính lại ùa về “sân khấu”, cả chủ và khách lại hồn nhiên tiếp tục Nắm tay ta về vùng trời bình yên...

Đã lâu lắm mới nghe thấy tiếng kẻng báo động dồn dập căng thẳng, tôi chợt nhớ lại những phản xạ quen thuộc của thời chiến: chạy nhanh, nhảy gọn xuống hầm trú ẩn, mũ rơm đội ngay lên đầu.

Nhìn những người lính trẻ thuần thục các thao tác quân sự, ranh giới mong manh giữa thời chiến và thời bình trên đảo này, trên vùng biển này hiển hiện rõ ràng hơn bao giờ hết.

Trong cái khoảnh khắc “thời chiến” vừa vụt qua, sự sống bỗng quý giá hơn gấp ngàn lần. Quý giá ngàn lần sự sống của mỗi con người, của mỗi chàng trai cô gái.

Bao thế hệ đã làm tất cả để tuổi trẻ được sống trong hòa bình, để không bao giờ họ còn phải làm quen và thuần thục với thứ phản xạ mà nếu chậm trễ chỉ giây lát sẽ phải trả giá bằng mạng sống của mình.

Giữa trùng trùng ngọn sóngbài thơ thần Nam quốc sơn hà...tạc lên vách đátạc vào đất trờitạc vào tâm khảmngười người

Giữa trùng trùng bão cuốnNam quốc sơn hà nam đế cưcâu thơ được kếtbằng máubằng xươngbằng hồn thiêngcâu thơ cắm mốc chủ quyền lãnh thổ

Giữa biển trời bình yêncâu thơ sơn hàngấm vào từng tế bào thịt da Tổ quốcvà lắng sâutrong timngười người.

x6FTdH6y.jpgPhóng to

Bài thơ Nam quốc sơn hà nam đế cư của Lý Thường Kiệt khắc vào vách đá ở đảo Đá Tây, Trường Sa. Ở đảo Trường Sa Lớn, bài thơ còn được khắc trên bia đá trước đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ảnh: B.N.

NGUYỄN THỊ HẬU
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên