11/03/2012 02:31 GMT+7

Sức mạnh từ mạng xã hội lên truyền hình

HẠNH NGUYÊN (Theo Guardian, Telegraph)
HẠNH NGUYÊN (Theo Guardian, Telegraph)

TT - Trong một tuần qua, thế giới chứng kiến một hiện tượng chưa từng có: bộ phim tài liệu gần 30 phút về Kony Joseph - thủ lĩnh lực lượng nổi dậy ở Uganda (LRA) - đã có tới gần 70 triệu lượt xem trên YouTube.

Khi hacker tuyên chiến với thủ lĩnh phiến quân Uganda

ks4tQerx.jpgPhóng to

Một trong rất nhiều poster của chiến dịch Kony 2012

Không có nhiều người biết đến Kony Joseph trước ngày 5-3. Nhưng nay Kony đã là cái tên được nhắc tới rất nhiều trên thế giới và đang có được sự nổi tiếng mà bất kỳ nghệ sĩ nào cũng mơ ước. Những người làm phim muốn thế giới lắng nghe để bắt tay vào hành động bằng cách làm cho cái tên Kony trở thành tên được tất cả mọi người biết đến.

Ngày 20-4, khắp thành phố của nước Mỹ sẽ được dán poster hình Kony, biến Kony trở thành “mối quan tâm của quốc gia Mỹ”. Họ cố tình làm cho Kony nổi tiếng với một mục đích duy nhất: thu hút sự chú ý của thế giới tới những hành động bị cho là tàn ác của ông ta, và thế giới hỗ trợ để truy lùng, bắt giữ cho bằng được người đang bị tòa án hình sự quốc tế truy nã vì các tội ác chống lại loài người.

Chỉ trong bốn ngày kể từ khi ra mắt hôm 5-3, bộ phim đã có 32 triệu lượt người xem, xét về mức tăng lượng người xem trong ngày, con số vượt cả “độ hot” của ca sĩ Susan Boyle.

Bộ phim do tổ chức từ thiện tại Mỹ Invisible Children (Những đứa trẻ vô hình) thực hiện, nhằm kêu gọi thế giới chú ý đến tình cảnh của trẻ em ở Uganda đang bị LRA bắt cóc, tra tấn, đánh đập, biến thành nô lệ tình dục và buộc cầm súng giết người.

Bộ phim đã chứng minh sức mạnh của mạng xã hội - tức sức mạnh của số đông. Có thể đây không phải là bộ phim tài liệu xuất sắc như nhiều người đánh giá, nhưng mục tiêu biến Kony trở nên nổi tiếng đã đạt được: thế giới đã biết đến Kony nhiều hơn, Tổng thống Barack Obama và siêu sao điện ảnh Hollywood Angelina Jolie đã phản ứng, chúc mừng những người làm phim và đồng tình với họ. Từ khóa “StopKony” trở thành chủ đề được theo dõi nhiều nhất trên Twitter, cho dù tính công bằng của bộ phim vẫn đang là dấu hỏi. Một số nhà quan sát cảnh báo người xem cần xem bộ phim với tinh thần phản biện và khôn ngoan, như khi họ xem hay tiếp nhận bất kỳ một sản phẩm văn hóa, truyền thông nào khác.

Video clip: http://www.youtube.com/watch?v=Y4MnpzG5Sqc.

HẠNH NGUYÊN (Theo Guardian, Telegraph)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên