Dưới bóng cây thắng lớn giải YxineFF 2011
Phóng to |
Cảnh phim Dưới bóng cây - Ảnh: yxineff.com |
Ba tháng rưỡi vừa khởi động dự án vừa chờ đợi các nhà làm phim gửi phim tham dự, YxineFF 2011 đã nhận được số lượng phim khổng lồ đáng ghen tị với bất kỳ một liên hoan phim ngắn nào ở VN trước đây.
Với tiêu chí “rung cảm, sáng tạo, nhân văn”, đã có 23 phim được lựa chọn tham dự hạng mục tranh giải chủ đề Niềm tin, 21 phim tham dự hạng mục Toàn cảnh và 66 phim được giới thiệu ở hạng mục Cận cảnh. 110 phim ngắn không chỉ của các nhà làm phim VN mà còn có sự góp mặt của các nhà làm phim láng giềng khu vực Ðông Nam Á, các nhà làm phim người Việt ở nước ngoài... đã đem lại cho YxineFF 2011 góc nhìn nhiều chiều và những xúc cảm đa diện.
Chỉ có sáu phim hoạt hình có mặt trong số 23 phim tranh giải, nhưng một trong số đó đã “ẵm” gọn cả hai giải thưởng chính thức của tiệc phim cùng giải xuất sắc dành cho đạo diễn. Dưới bóng cây ngay từ lúc được đưa lên mạng đã nhận được vô số lời ngợi khen từ khán giả yêu phim hoạt hình, cho đến những người làm phim chuyên nghiệp về kỹ thuật hoạt hình 3D xuất sắc được làm bởi những người trẻ VN.
Ngoài ra, trong số sáu phim hoạt hình dự giải, Xin chào bút chì và Tự do - Cuộc hành trình vĩnh hằng của Little O là hai phim đầy đặn, hấp dẫn, nói như đạo diễn Tạ Nguyên Hiệp trong một nhận xét trên yxineff.com, bạn sẽ thấy “bất ngờ nho nhỏ và hi vọng lơn lớn”.
Phóng to |
Nhưng nếu như Dưới bóng cây có câu chuyện giản dị dễ thương thì Một cuộc thẩm vấn (đoạt ba giải cá nhân cho biên kịch, dựng phim và diễn viên) lại đầy cay đắng, dằn vặt và suy ngẫm. Diễn viên chính của phim - nhà thơ, đạo diễn Trương Quế Chi đã diễn tả rất thích hợp trạng thái của nhân vật bằng cách diễn tự nhiên nhưng đầy tiết chế, biết làm chủ từng điểm trên cơ mặt trong suốt thời gian “cuộc thẩm vấn” diễn ra.
Có lẽ bởi cô biết Một cuộc thẩm vấn giống một kinh nghiệm sống giữa cái thật và cái không thật, đặt câu hỏi về sự chân thành với bản thân cá thể từng người, như một câu chuyện về việc chọn lựa và quyết định của những ngày tuổi trẻ...
Nó gần gũi vì đã phản ánh đúng phần nào hiện thực của đời sống du học sinh, đắn đo giữa việc trở về nước hay tìm cách để ở lại nơi xứ người, chấp thuận trở thành thân phận tha hương... Ðây thật sự là một phim rất đáng xem và bạn sẽ muốn xem lại nhiều lần vì những biểu cảm mà nó đem lại...
Hai tháng chiếu hơn 100 phim tham dự tiệc YxineFF đã qua nhanh, phim đoạt giải không chắc đã là phim hay nhất bởi mỗi giải thưởng lại có một tiêu chí khác, ban giám khảo khác. Nhưng tín hiệu đáng mừng là những người làm phim không có ý định chọn phim ngắn như một cuộc chơi. Họ vẫn đang đi tiếp con đường đã lựa chọn của mình. Và như thế khán giả lại có cơ hội chờ đợi một cuộc gặp khác, khi phim của họ bước từ trên mạng ra rạp Việt...
Giải thưởng YxineFF 2011 YxineFF 2011 đã trao sáu giải Trái tim (vàng, hồng, xanh, lửa, trẻ, pha lê) cho phim và sáu giải cá nhân cho đạo diễn, biên kịch, dựng phim, quay phim, diễn viên, âm nhạc. Dưới bóng cây của nhóm làm phim Colory đoạt hai giải thưởng chính gồm Trái tim vàng (ban giám khảo bình chọn) và Trái tim hồng (khán giả bình chọn) đồng thời đoạt thêm giải đạo diễn xuất sắc cho Ðoàn Trần Anh Tuấn. Một cuộc thẩm vấn đoạt các giải: kịch bản xuất sắc cho Nghiêm Quỳnh Trang, dựng phim xuất sắc cho Dominik Krutský và diễn viên xuất sắc cho Trương Quế Chi. Giải quay phim xuất sắc nhất thuộc về Andy Nguyễn (phim The man who was there). Giải đặc biệt cho những đóng góp về nhạc phim: B.A.X Tuấn Bách (phim Thinh không). Bốn giải Trái tim trẻ/ xanh/ lửa/ pha lê lần lượt thuộc về Thợ hồ (đạo diễn Hồ Văn Hòa), Ðất đai thuộc về ai (đạo diễn Ðoàn Hồng Lê), Chở đá đi chơi (đạo diễn Trần Ngọc Sáng) và Hồ nước (đạo diễn Ðào Ðức Hải). |
Ðáng tiếc nhất là điều kiện máy móc Mất gần năm tháng để Dưới bóng cây ra đời (tính từ thời điểm nghĩ ra ý tưởng, lập êkip và đến khi đưa phim lên mạng). Tuy tôi chưa có kinh nghiệm làm phim do người thật đóng, nhưng tôi nghĩ yếu tố đạo diễn trong Dưới bóng cây hay bất cứ phim hoạt hình nào khác cũng tương tự như một đạo diễn vẫn làm. Trong Dưới bóng cây, đạo diễn cũng làm những việc như casting (lựa chọn các nhân vật đã được thiết kế), casting voice (chọn giọng thể hiện), đạo diễn lồng tiếng, đạo diễn diễn xuất, hình ảnh... Ðáng tiếc nhất là điều kiện máy móc. Tuy máy tính của nhóm Colory thời điểm đó không phải là yếu, nhưng đối với phim hoạt hình 3D thì vẫn chưa đủ. Colory đã phải cắt giảm khá nhiều chi tiết của nhân vật, cảnh vật, chấp nhận giảm chất lượng hình ảnh xuống để có thể phù hợp với điều kiện sẵn có. Phần lớn câu hỏi của nhân vật trong phim chính là những câu hỏi tôi phải trả lời trong cuộc thẩm vấn sau khi tôi kết hôn. Ý tưởng nảy sinh một phần do tôi tò mò người phỏng vấn mình thật sự nghĩ gì trong đầu. Một đôi cưới vì tình yêu, liệu trong mắt họ có khác gì với những đôi cưới nhau vì quốc tịch không? Tôi đã từng run như Quế Chi run trong phim mặc dù mình không có gì khuất tất. Thế thì những người ngồi trên cái ghế đó chỉ với mục đích có được thẻ cư trú dài hạn, họ run thế nào? Mỗi người ngồi trên cái ghế đó có những suy nghĩ/phản ứng khác nhau ra sao? Ðằng sau những câu trả lời, những chớp mắt, những ngập ngừng, đâu là những điều thật lòng? Một cuộc thẩm vấn theo một cách nào đó có thể coi là cuộc tìm tòi thâm nhập nội tâm những người trong hoàn cảnh của nhân vật Minh, lấy chồng ban đầu là vì một mục đích ngoài tình yêu. Một cuộc thẩm vấn hoàn toàn có thể là một phim tài liệu nhưng cách khai thác và thể hiện sẽ rất khác, do những khác biệt giữa thực tế và hư cấu trong phim. Tôi vẫn luôn xác định làm phim truyện có chất tài liệu và làm tài liệu phải trau chuốt và đẹp như phim truyện. Ðây gần như là thử nghiệm chiều thứ nhất. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận