Cũng có những người tấm hình như “tấm vé” tìm về quê hương, nguồn cội...
Phóng to |
Sửa soạn cho các bé thuộc mái ấm Ánh Sáng, quận 3, TP.HCM trước giờ chụp ảnh - Ảnh: HOÀNG THẠCH VÂN |
Xem video |
Ông bảo: “Đọc thấy trên báo có chụp hình miễn phí, tôi mừng lắm, chỉ mong có được vài tấm hình để anh em, họ hàng ngoài quê nhìn thấy mặt mà nhận ra mình”. Lưu lạc ở Sài Gòn ngót mấy chục năm, quê hương chỉ còn là những mảnh ghép sơ sài trong tâm trí cụ. Chưa một lần được tìm về quê hương Ninh Bình, không vợ con, không họ hàng thân thích, ông cụ nương nhờ vào đồng lương trợ cấp ít ỏi và đùm bọc của bà con họ hàng xa. Hôm nay cầm những tấm hình rạng rỡ trong lòng bàn tay, ông cứ khoe mãi rằng: sẽ gửi chúng về quê cho anh em họ hàng nhận mặt. Với ông cụ, tấm hình như chiếc vé lên chuyến tàu về quê hương ở phía cuối cuộc đời.
Mãi gần 12 giờ trưa, bà cụ Năm (quê Hậu Giang) mới tới được cổng Trường tiểu học Hòa Bình, hai tay siết chặt chiếc túi nhỏ cụ thều thào: “Còn chụp hình không chú? Tôi đi bộ từ bến xe miền Tây qua đây, chỉ sợ không kịp”. Mệt lắm, rã rời lắm nhưng nụ cười tròn trịa vẫn ăm ắp niềm vui. Từ ngày lên Sài Gòn, thế giới của cụ gắn liền với công việc bán vé số dạo quanh bến xe miền Tây. Ở dưới quê bần hàn bám riết, ba người con thì đứa bệnh tật, đứa nghèo đói, cụ đành rời quê lên Sài Gòn ở trọ trong căn nhà mưa nắng gì cũng dột để lang thang kiếm cơm qua ngày. Cũng như ông cụ Quang, cả đời cụ Năm chưa biết đến tấm hình chân dung như thế nào, có người đọc báo thấy mới nhắn nhủ cụ tìm đến đây chụp hình. Lần đầu tiên thấy tấm hình nụ cười mình đẹp như trong tranh, cụ cứ nắm chặt tay hỏi mãi: “Có phải trả tiền hông con?”.
Hôm nay là lần chụp hình thứ hai trong đời của bé Lê Thị Bông (nhà gần cầu Thị Nghè, quận 1). Em cứ tíu ta tít tít, lăng xăng chuẩn bị cho mình bộ quần áo đẹp nhất, và từ sớm tinh mơ đã phải theo mẹ ra công viên 30-4 bán nước giải khát, mãi tới gần trưa khi vãn khách em mới được mẹ “thưởng” bằng việc cho sang Trường tiểu học Hòa Bình để chụp hình. Là một trong những “khách” nhỏ tuổi nhất, nên em cũng được các anh chị tình nguyện viên cưng chiều. Mái tóc vàng hoe được chải chuốt lại cho thẳng, gấu áo, gấu quần được nắn lại chỉn chu để chụp hình sao cho đẹp nhất. Suốt buổi trưa, cô bé cứ ngồi mãi bên ghế đá mân mê những tấm hình của mình mà không ăn uống gì, gặng mãi cô bé mới chịu thỏ thẻ: “Lần trước mẹ cho chụp tấm hình ngoài sở thú, nhưng cũng lâu lắm rồi, lần này được chụp nữa nên em thích lắm”.
Lẫn trong số hàng ngàn bức hình được in rửa là tấm hình hết sức đặc biệt của vận động viên Lâm Đông Vương - HCV Sea Games 26 môn Vovinam. Vẫn còn nguyên bộ đồ võ thuật, trên tay cầm linh vật Sea Games cùng chiếc huy chương vàng lấp lánh. Niềm vui như còn vẹn nguyên, Lâm Đông Vương thổ lộ với các bạn tình nguyện viên: “Lúc ở Indonesia, khi giành HCV chẳng ai chụp cho tôi tấm hình cá nhân nào, biết được chương trình thú vị này tôi chạy qua đây chụp coi như làm kỷ niệm đáng nhớ suốt cuộc đời mình”.
Một bức hình nhỏ, tưởng chừng như ai cũng dễ dàng có được. Thế nhưng giữa cuộc sống ào ạt này vẫn còn có những khoảnh khắc cuộc đời chưa được níu giữ...
2.500 ảnh chân dung Ngày hội chụp ảnh chân dung (Help portrait) là chương trình do cộng đồng những người yêu thích chụp ảnh trên toàn thế giới tự nguyện cống hiến thời gian, thiết bị và chuyên môn với mong muốn mang đến cho những người có hoàn cảnh khó khăn cơ hội sở hữu ảnh chân dung của mình, đến nay đã có hơn 56 quốc gia và vùng lãnh thổ hưởng ứng hoạt động này. Tại VN, đây là lần thứ hai chương trình được tổ chức. Chương trình lần này do Hội Liên hiệp thanh niên VN Q.1, Hội Chữ thập đỏ quận 1 và Help portrait VN tổ chức với sự tài trợ in ấn của Canon diễn ra tại tám trường học, nhà mở và hơn 10 địa điểm khác trong thành phố. Đã có hơn 70 nhiếp ảnh gia, 30 tình nguyện viên và 2.500 ảnh chân dung được chụp và in tặng cho mọi người. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận