Phóng to |
Trước đó, ngày 1-6, ông Nguyễn Thế Hùng, cục trưởng Cục Di sản văn hóa thuộc Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch, xác nhận với PV đã gửi công văn yêu cầu Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế báo cáo về vụ Tứ Phương Vô Sự.
Ngày 2-6, ông Phùng Phu, giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, cũng cho PV Tuổi Trẻ biết trong văn bản gửi Cục Di sản văn hóa (đang soạn thảo) để giải trình vụ việc, nêu rõ: “Đây không phải là quán mà là một địa chỉ để nghỉ ngơi, uống cà phê và tra cứu dành cho tất cả mọi người”. Theo đó, ban quản lý sẽ điều chỉnh việc bày biện ở đây, như: thay đèn lồng bằng loại lồng đèn Huế, nhân viên mặc trang phục như ở chương trình “Đêm hoàng cung”, mở nhạc Trịnh và nhạc Huế, bổ sung một số bảng giới thiệu về di tích Huế, đặt thêm tủ sách về Huế...
Tuy nhiên, sau những thái độ “lắng nghe và điều chỉnh” như lời của lãnh đạo đơn vị quản lý quần thể di tích này, PV Tuổi Trẻ đã trở lại lầu Tứ Phương Vô Sự và thấy chỉ có vài chi tiết thay đổi nhỏ, như: đặt thêm một tủ gương nhỏ ngay giữa tầng 1 và một giá gỗ nhỏ trên tầng lầu. Đèn lồng được thay bằng đèn “bánh ú” của Huế và cờ phướn mang chữ “Tứ Phương Vô Sự cà phê” được treo cao hơn trước đây.
Ông Phu cho rằng những gì đang và sẽ làm với Tứ Phương Vô Sự là “bảo tồn thích nghi nhằm tái sử dụng di sản văn hóa”. Việc buộc di tích với những giá trị vốn đã “hóa thạch” phải thích nghi với nhu cầu mới đã có công ước quốc tế và nhiều nơi cũng thực hiện chứ không riêng gì Huế.
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Lầu Tứ Phương Vô Sự thành quán cà phêMở quán để phát huy giá trị di tích?Lầu Tứ Phương Vô Sự thành quán cà phê: Không thể không khai thác?
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận