10/05/2011 07:31 GMT+7

Trùng tu là giữ lại vẻ đẹp nguyên gốc

HÀ HƯƠNG thực hiện
HÀ HƯƠNG thực hiện

TT - Thừa nhận "nghề trùng tu ăn vào máu thịt lúc còn rất trẻ", chuyên gia người Ý Maria Teresa Castellano đã thay đổi cách nhìn của những người vốn nghĩ trùng tu là một nghề cũ kỹ, tẻ nhạt, nặng nhọc và chỉ dành cho nam giới.

TT - Thừa nhận "nghề trùng tu ăn vào máu thịt lúc còn rất trẻ", chuyên gia người Ý Maria Teresa Castellano đã thay đổi cách nhìn của những người vốn nghĩ trùng tu là một nghề cũ kỹ, tẻ nhạt, nặng nhọc và chỉ dành cho nam giới.

mDiKyE7K.jpgPhóng to

Bà Maria Teresa Castellano - Ảnh: Hà Hương

Có mặt tại Hà Nội trong triển lãm giới thiệu các kỹ thuật trùng tu của Ý đang diễn ra (Tuổi Trẻ ngày 9-5), bà Maria Teresa Castellano (hiện là phó chủ tịch Viện Mỹ thuật Florence, Ý) chia sẻ: trùng tu không phải là một quá trình xây lại hay làm mới mà là giữ lại vẻ đẹp nguyên gốc cho di sản. Nguyên tắc đó áp dụng trong việc phục chế tất cả di sản, từ tranh tượng đến các công trình kiến trúc...

* Bà có nhắc đến một quan điểm trong việc trùng tu và phục chế các di sản của Ý, xin bà nói rõ hơn về điều này.

- Trường phái trùng tu của Ý thiên về bảo tồn các giá trị nguyên gốc thay vì làm lại, hoặc làm ra những cái mà mình nghĩ nó vốn thế. Trường phái phục chế này do một nhà trùng tu người Ý sáng lập năm 1950 để thống nhất lại phong cách làm trùng tu, sau đó mới lập ra những tiêu chuẩn cụ thể trong trùng tu các di sản.

Khi đi vào lĩnh vực trùng tu các công trình kiến trúc, theo tôi, yếu tố đầu tiên là phải nghiên cứu kỹ thực trạng và phải biết mình định trùng tu cái gì, trùng tu như thế nào. Sau đó, phải tiến hành các nghiên cứu về lịch sử, kiến trúc, chất liệu đã sử dụng rồi mới đưa ra một kế hoạch trùng tu toàn diện. Và quan trọng là phải giữ gìn được tính nguyên bản của nó.

Z21DHICb.jpgPhóng to

Bức Hạ xuống khỏi thập giá của Federico Barocci sau khi được Maria Teresa Castellano phục chế - Ảnh: Hà Hương chụp lại

* Bà có thể nói thêm về quá trình phục chế bức tranh Sự phế truất của họa sĩ Federico Barocci từ thế kỷ 16 - đoạt giải công trình phục chế xuất sắc nhất của Ý năm 2009?

- Quá trình phục chế bức tranh này kéo dài khoảng một năm rưỡi, riêng tôi là người phục chế bức tranh, tôi đã phải làm việc trong 1.490 giờ. Trong quá trình đó, tôi nhận được sự hỗ trợ của rất nhiều nhà khoa học: vật lý, hóa học, sinh học... để thực hiện tất cả nghiên cứu về bức tranh này. Ngoài ra còn có một chuyên gia riêng về khung tranh. Nguồn tài chính để thực hiện công việc, trong trường hợp của tôi có một ngân hàng tài trợ việc phục chế bức tranh.

* Trong phục chế di sản, chất liệu phục chế nên như thế nào, thưa bà?

- Thật ra bây giờ cũng đã có một loạt chất liệu mới, nhưng đó là những chất liệu đã được nghiên cứu, được thử nghiệm và được sáng tạo phù hợp với mục đích trùng tu. Dù là chất liệu mới nhưng nó rất gần với các chất liệu nguyên gốc của di sản. Tuy nhiên, tôi nhắc lại là phải có quá trình nghiên cứu rất kỹ trên tất cả yếu tố để xem nó có thể đảm bảo giữ một cách trung thực nhất màu sắc và chất lượng của di sản hay không.

* Ở Việt Nam hiện nay, nhiều người đang lo lắng với kiểu làm mới thay vì trùng tu di sản. Bà có góp ý nào cho việc trùng tu ở Việt Nam?

- Tôi cũng có tài liệu về các công trình trùng tu của Việt Nam. Theo tôi, việc đầu tiên cần làm là giữ vững móng của các công trình để nó không đổ nát thêm nữa. Sau đó, phải có những nghiên cứu càng chi tiết càng tốt để xem chúng ta trùng tu như thế nào. Nhưng điều quan trọng là tuyệt đối không xây lại, phải làm sao giữ được di sản càng nguyên trạng càng tốt.

* Không phải ngẫu nhiên mà trùng tu được coi là một thế mạnh của văn hóa Ý, đất nước bà cũng đã sản sinh những thế hệ chuyên gia trùng tu hàng đầu. Vậy người Ý đào tạo một chuyên gia trùng tu như thế nào?

- Ở Ý, từ lâu đã hình thành các trung tâm đào tạo chuyên gia trùng tu. Hiện giờ có hai trung tâm uy tín nhất là trung tâm bảo tồn ở Rome và trung tâm đá quý ở Florence. Mỗi năm họ chỉ đào tạo 20 người, 10 người nước ngoài và 10 người Ý. Ngoài ra, cũng có những trường đào tạo tư nhân về trùng tu nhưng về cơ bản không bằng hai trường này.

HÀ HƯƠNG thực hiện

HÀ HƯƠNG thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên