30/03/2011 05:12 GMT+7

Phần thưởng và sự biết ơn

Giáo sư TRẦN QUANG HẢIHOÀNG ĐIỆPghi
Giáo sư TRẦN QUANG HẢIHOÀNG ĐIỆPghi

TT - Được phong tặng tước hiệu “Nghệ nhân nhân dân” sẽ là niềm khích lệ lớn lao đối với một nghệ nhân đã cống hiến cả cuộc đời mình cho nghệ thuật. Sự nhìn nhận chính thức của chính quyền sẽ là động lực tốt thúc đẩy những người làm nghệ thuật thỏa mãn cho riêng cá nhân họ và cho cả truyền thống nghệ thuật mà họ là những đại diện chân chính.

Về phong tặng nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú: Đang “tranh cãi”

Tuy nhiên, nếu xét về mặt nghệ thuật thì sự khác biệt giữa “nghệ nhân nhân dân” và “nghệ sĩ nhân dân” đưa đến sự phân chia hai giai cấp nghệ sĩ được tôn vinh.

Bà Quách Thị Hồ đã được tôn vinh là “nghệ sĩ nhân dân” cách đây vài mươi năm. Có lẽ bà là người hiếm hoi trong ngành nhạc truyền thống được danh hiệu này. Nghệ sĩ Thanh Ngoan được tặng danh hiệu “nghệ sĩ ưu tú”. Nghệ sĩ Thanh Hải của đoàn Sao Biển ở Phú Yên được danh hiệu “nghệ sĩ ưu tú”. Nhạc sĩ Ba Tu thuộc đờn tài tử Nam bộ có danh hiệu “nghệ sĩ ưu tú”...

Nhưng rất ít người thuộc nhạc cổ truyền được “ưu đãi” như vậy. Do đó Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đã phong tặng danh hiệu nghệ nhân dân gian cho các nghệ nhân. Dù chỉ là một hội nhưng việc làm đó cũng đã ghi nhận phần nào đóng góp của hội với các nghệ nhân.

Những nghệ nhân lớn tuổi của quan họ, ca trù, hát xẩm, cải lương, đờn ca tài tử, nhạc cung đình có một vai trò rất quan trọng trong việc bảo tồn văn hóa dân gian. Chính họ là những người đóng góp một cách thiết thực vào việc truyền bá nghệ thuật cổ truyền cho hậu sinh.

Ông Nguyễn Phú Đẹ, bà Nguyễn Thị Chúc, bà Phó Kim Đức đã đào tạo một số nghệ sĩ trẻ để tiếp nối truyền thống ca trù. Bà Hà Thị Cầu đã truyền dạy một số nhạc sĩ trẻ về nghệ thuật hát xẩm. Nhạc sư Vĩnh Bảo (năm nay 94 tuổi) là nhạc sư còn lại của đờn ca tài tử có đủ kiến thức về đờn ca tài tử Nam bộ, đã có công truyền dạy qua hệ thống vi tính một số nhạc sĩ Việt Nam và ngoại quốc từ nh iều năm qua và không được Nhà nước lưu ý tới.

Những nghệ nhân này xứng đáng được tôn vinh là “nghệ sĩ nhân dân” từ lâu chứ không phải đợi tới bây giờ mới nghĩ đến.

Ở Nhật Bản cũng như Hàn Quốc, từ lâu các nghệ nhân được gọi là “báu vật sống quốc gia” (national living treasure) rất được ưu đãi và để toàn thời gian truyền lại nghệ thuật cổ truyền cho hậu sinh vì được chính phủ đài thọ cho tới lúc mất. Đó là phần thưởng và sự biết ơn của chính phủ đối với những “báu vật sống quốc gia” đã làm rạng danh nhạc cổ truyền của hai quốc gia này.

Việc làm khẩn cấp nhất là nên tạo điều kiện cho những nghệ nhân lớn tuổi có đủ tài chính tối thiểu, không bận lo kiếm ăn để họ hoàn toàn thoải mái chỉ dạy những học trò tới học hỏi.

Đồng thời ban cho họ tước hiệu “nghệ sĩ nhân dân” chứ không nên tranh cãi nhau theo quy luật. Thời gian trôi qua chúng ta đã đánh mất một số nghệ nhân xứng đáng. Nhạc cung đình, ca trù, quan họ đã nhờ họ mà chúng ta ngày nay có ba bộ môn này được UNESCO đánh giá là di sản văn hóa phi vật thể. Nếu còn chần chừ sẽ mất thêm những “báu vật sống” và lúc đó có hối tiếc thì chuyện đã rồi.

Giáo sư TRẦN QUANG HẢIHOÀNG ĐIỆPghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên