Ngày hội Tuổi Trẻ: những gian hàng thú vị
Gần 8g.Thời tiết khu vực trung tâm TP.HCM lúc này rất đẹp: nắng nhẹ và gió dịu dàng như những gương mặt, nụ cười bạn đọc tràn vào các gian hàng, quầy tặng báo Tuổi Trẻ, tiếp nhận phiếu thăm dò bạn đọc, chụp ảnh lưu niệm, triển lãm “Tuổi Trẻ trên mọi nẻo đường”…
Phóng to |
Giao lưu bạn đọc làm báo - Ảnh: T.T.D. |
Đồng hành bước chân những bạn đọc trẻ còn có cả những bạn đọc tuổi dù không còn trẻ nhưng tâm hồn vẫn ngập tràn sức sống. Hai bác Đinh Vân Y và Trần Văn Khâm năm nay 63 tuổi cho biết đã rủ nhau từ Q.4 (TP.HCM) tìm đến tham gia ngày hội.
Vào lúc 20g30, HTV sẽ truyền hình trực tiếp chương trình Thắp lửa trái tim, TTO sẽ tiếp sóng trực tiếp chương trình này. Mời bạn đón xem. |
Tại đây, bên cạnh những bạn đọc, chúng tôi nhận ra khá nhiều lãnh đạo thành phố và Thành đoàn TPHCM cũng tham gia ngày hội.
9g. Phó tổng biên tập Tăng Hữu Phong gióng hồi trống khai mạc Ngày hội báo Tuổi Trẻ với chủ đề Tuổi Trẻ tương lai trong tiếng reo hò của hàng ngàn bạn đọc.
Phóng to |
Anh Tăng Hữu Phong - phó TBT báo Tuổi Trẻ - đánh trống khai mạc ngày hội - Ảnh: Gia Tiến |
Phóng to |
Thông điệp của một độc giả tới báo Tuổi Trẻ - Ảnh: bạn đọc Nhật Mai - BCK08, ĐH KHXH-NV |
“Ngọn lửa tuổi hai mươi” vang lên với giọng hát của ca sĩ Anh Bằng và nhóm Giai Điệu Xanh). Đây là bài hát do nhạc sĩ Thanh Bình lấy cảm hứng từ loạt bài "Nhật ký Đặng Thùy Trâm" trên báo Tuổi Trẻ.
Phóng to |
Ca sĩ Anh Bằng biểu diễn bài hát Có một người con gái tuổi 20 - Ảnh: Kinh Luân |
Phóng to |
Màn trình diễn văn nghệ "cây nhà lá vườn" của các nhân viên - phóng viên báo Tuổi Trẻ - Ảnh: Gia Tiến |
Thay mặt những người làm báo Tuổi Trẻ, anh Tăng Hữu Phong gửi lời cảm ơn đến bạn đọc, các cấp lãnh đạo, ban ngành đã đồng hành cùng tờ báo 35 năm qua. Anh phát biểu như một lời tâm sự: "35 năm, Tuổi Trẻ đã phát triển với nhiều sản phẩm, đội ngũ đến nay gần 500 nhân viên, mạng lưới phát triển trên chín tỉnh thành cả nước... Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến những bạn đọc gần xa, các cấp lãnh đạo đã tạo động lực để Tuổi Trẻ phát triển...".
Anh Nguyễn Mạnh Cường, phó bí thư Thành đoàn TP.HCM, phát biểu về sự ra đời và phát triển của báo Tuổi Trẻ trong những năm qua và hôm nay: “Tờ báo trở thành kênh thông tin tuyên truyền, cung cấp kiến thức cho đoàn viên thanh niên, bạn đọc cả nước. Ngoài cố gắng nỗ lực của phóng viên báo, còn là sự góp ý của ban đọc gần xa. Ngày hội là dịp để bạn đọc và phóng viên có dịp gần gũi nhau hơn, cùng cảm nhận những chặng đường phát triển của báo...”.
Phóng to |
PV ảnh Thu An (CTV Tuổi Trẻ những năm 1975-1985, áo trắng) và PV ảnh Đức Luận (phóng viên ảnh Trung tâm triển lãm TP.HCM) tham quan gian hàng Tuổi Trẻ Online tại triển lãm "Tuổi Trẻ ngày ấy và bây giờ" - Ảnh: Vĩnh An |
Nhiều người tham gia ngày hội không khỏi rưng rưng xúc động khi trên màn hình xuất hiện những tờ báo Tuổi Trẻ nhuốm màu thời gian. Một trong những người giữ những tờ báo đó - anh Nguyễn Hoài Lâm - không chỉ là chứng nhân một thời hoạt động của Tuổi Trẻ, mà còn là chứng nhân lịch sử của một thời sôi nổi. Trong thời đỉểm sau giải phóng, anh là cán bộ Đoàn, tham gia sinh hoạt chi đoàn và làm báo tường nên anh có cơ hội có được tờ Tuổi Trẻ số 1 ra ngày 2-9-1975. Anh Nguyễn Hoài Lâm bộc bạch anh đã giữ tờ báo đó cũng là giữ lại một thời thanh niên sôi nổi của mình. Tờ báo luôn được anh lưu giữ một cách trân trọng như một tài liệu quý, một vật kỷ niệm.
Tờ báo luôn được cất trong một phong bì hồ sơ đựng giấy tờ tài liệu quý và được gói nilông cẩn thận. Túi hồ sơ đó luôn theo anh, luôn được anh lưu giữ sau nhiều lần đi công tác, sau nhiều lần chuyển nhà. Thậm chí năm 1976 khi đi theo công trình xuống Kiên Giang, anh đã mang tập hồ sơ đó theo bên mình. Khi được hỏi vui khi trao tặng tờ báo lại cho Tuổi Trẻ, anh có cảm thấy “tiếc”, anh chân thành chia sẻ: "Tôi luôn tâm niệm “cái gì mình đem đến cho người là đã thuộc về mình mãi mãi”. Với lại rồi tôi cũng sẽ già, đã qua bên kia dốc cuộc đời rồi, tôi không chắc là con cháu cùng những biến động cuộc sống khác có giữ được tờ báo quý giá này hay không nên tôi quyết định trao tờ báo này cho tòa soạn Tuổi Trẻ - là nơi tôi tin tưởng sẽ mãi mãi giữ được tờ báo này”. Tại buổi giao lưu, anh Lâm cũng "bật mí" anh từng là một trong những cán bộ xây dựng công trình DK1 vào năm 1990. Cuộc thi người lưu giữ tờ Tuổi Trẻ xưa nhất đã có các giải thưởng: Người giữ tờ báo Tuổi Trẻ lâu năm nhất: bạn đọc Nguyễn Hoài Lâm. Bạn đọc Đỗ Chỉn Chía nhận giải nhì. Bạn đọc Đức Nhuần, xếp hạng ba Bạn đọc Nguyễn Thanh Long là người lưu giữ Tuổi Trẻ với số lượng nhiều nhất. |
Phóng to |
Đông đảo bạn đọc tham gia buổi tọa đàm tại gian hàng Tuổi Trẻ News - Ảnh: Kinh Luân |
Phóng to |
Bạn đọc lướt web miễn phí tại ngày hội - Ảnh: Gia Tiến |
Phóng to |
Hoa hậu Hương Giang chụp ảnh lưu niệm cùng bạn đọc tại ngày hội - Ảnh: Gia Tiến |
Phóng to |
Bạn đọc trẻ hào hứng tham gia các công đoạn làm báo - Ảnh: Gia Tiến |
Phóng to |
Bạn đọc tham gia thử tài sáng tác - Ảnh: Vĩnh An |
Phóng to |
Các gian hang ghép tin, biên tập tin, viết tin, minh họa hình ảnh được bạn đọc tham gia đông nhất - Ảnh: Vĩnh An |
Phóng to |
Bạn đọc xem loạt bài Chung tay thắp sáng nhà giàn DK1, loạt bài đoạt giải bình chọn tuyến bài hay nhất - Ảnh: Vĩnh An |
Phóng to |
Chị Bảy (người Mỹ), phóng viên Tuổi Trẻ News, giới thiệu bạn đọc nước ngoài về Tuổi Trẻ - Ảnh: Vĩnh An |
Phóng to |
Phóng viên ảnh Như Hùng chụp ảnh tặng bạn đọc - Ảnh: Vĩnh An |
Phóng to |
Quầy triển lãm sách của Tuổi Trẻ. Trong ảnh: bạn đọc xem cuốn Những ngòi bút lửa - tập hợp các bài "Thời sự suy nghĩ" sắc sảo - Ảnh: Vĩnh An |
Phóng to |
Nghệ sĩ Minh Béo đến tham quan và chụp ảnh lưu niệm cho bạn đọc tham gia ngày hội - Ảnh: Vĩnh An, Kinh Luân |
Phóng to |
Bạn đọc được nhận báo miễn phí tại ngày hội - Ảnh: Vĩnh An |
Phóng to |
Bạn đọc ký tên, viết những ước mơ và nguyện vọng của tương lai - Ảnh: Vĩnh An |
Mở đầu chương trình giao lưu ngày hội báo Tuổi Trẻ, bạn đọc đã được gặp gỡ hai nhân vật: nhà báo Hàng Chức Nguyên - người đã đi cùng với chương trình Vì ngày mai phát triển một chặng đường dài; ông Nguyễn Văn Đạt (tổng giám đốc Công ty cổ phần phát triển nhà Phát Đạt) - một mạnh thường quân gắn bó, đồng hành với chương trình.
Chia sẻ những xúc cảm suốt quá trình gắn bó với chương trình, nhà báo Hàng Chức Nguyên không giấu được xúc động. Anh cho biết chương trình này ra đời từ “mệnh lệnh” của bạn đọc, xuất phát từ tấm lòng vàng của bạn đọc.
Anh tâm sự: trong quá trình tác nghiệp, phóng viên Tuổi Trẻ đã bắt gặp, phát hiện những hoàn cảnh, số phận khốn khó của những em học sinh - những người phải từ bỏ ước mơ chỉ vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, bắt gặp những nục cười hạnh phúc khi nhận được kết quả đậu đại học rồi sau đó phải ngậm ngùi vì không có tiền để đóng học phí… Những mảnh đời đó đã được lên trang báo và nhiều tấm lòng bạn đọc đã hướng về họ, thúc giục Tuổi Trẻ phải tìm cách giúp họ. Và học bổng tiếp sức đến trường cho tân sinh viên ra đời.
Phóng to |
Anh Hàng Chức Nguyên giao lưu cùng bạn đọc - Ảnh: TTD |
Nhà báo Hàng Chức Nguyên cũng bày tỏ tri ân những tấm lòng vàng của bạn đọc, từ em bé đến Tuổi Trẻ với những đồng tiền đập ra từ con heo đất; chị bán ve chai đặt quang gánh trước cổng tòa soạn, tất tả với những đồng tiền còn lấm lem; những cụ hưu trí gom góp từng đồng tiền tiết kiệm đến những doanh nghiệp mang tấm lòng vàng... đã đồng hành cùng Tuổi Trẻ trong chương trình này.
Trong khi đó anh Nguyễn Văn Đạt chia sẻ "duyên cớ" anh đến với chương trình Vì ngày mai phát triển - ngăn dòng bỏ học. "Tôi đến với chương trình một cách tình cờ, khi nghe được câu chuyện của hai đứa trẻ trong lần về quê lên thắp nhang cho cụ Huỳnh Thúc Kháng (Quảng Ngãi). Một bé đã phải nghỉ học vì nhà nghèo, một bé chăn trâu buổi sáng buổi chiều đến lớp. Tôi đã trăn trở rất nhiều về hình ảnh những đứa bé đáng lẽ phải được cắp sách đến trường lại phải kiếm kế sinh nhai phụ giúp gia đình".
Anh đã đem những trăn trở đó đến đặt vấn đề với Tuổi Trẻ để tìm cách giúp các em. Và mô hình anh đưa ra là một mô hình mới và hiệu quả. Ban đầu anh đã ủng hộ 5 tỉ đồng, sau đó thêm 1 tỉ đồng vận động từ bạn bè để thành lập quỹ Vì ngày mai phát triển - ngăn dòng bỏ học. Và những đồng tiền lãi hằng năm từ quỹ đã giúp cho các em những suất học bổng ổn định...
Rất thú vị khi trong phần giao lưu với hai sinh viên nhận học bổng Vươn lên tầm cao (thuộc chương trình Vì ngày mai phát triển của Tuổi Trẻ), Lê Anh Đức, ĐH Mỹ thuật TPHCM và Nguyễn Thanh Vũ, ĐH Bách Khoa, một nữ khán giả đã thật sự trở thành nhà báo khi cầm micro phỏng vấn trực tiếp hai bạn. Khán giả nữ này rất xúc động trước câu chuyện của Đức bốn lần trúng tuyển ĐH nhưng không được đi học vì gia đình quá nghèo. Ngoài những chia sẻ về tình cảm yêu mến dành cho Đức, vị khán giả này cũng chúc Đức và Vũ có những bước tiến mới trong quá trình học tập.
Bạn Nguyễn Thanh Vũ cũng gửi lời cảm ơn tới những người đã tổ chức học bổng Vươn lên tầm cao đã giúp Vũ có cơ hội học tiếng Anh và tiếp tục ấp ủ ước mơ xin học bổng du học thành tài, trở về giúp ích cho đất nước.
Tại cuộc giao lưu được nhiều bạn đọc chờ đợi: giao lưu với anh em chiến sĩ nhà giàn DK 1, trung tá Trang Hải Âu, chính trị viên nhà giàn DK 1, kể về niềm vui to lớn của chiến sĩ khi nhà giàn được thắp sáng từ sự vận động chương trình Chung tay thắp sáng nhà giàn do Tuổi Trẻ phát động: "Trước kia chỉ "có đèn" hai giờ, coi một trận đá banh là tôi phải ra lệnh cắt điện. Từ ngày Tuổi Trẻ mang điện đến, nhà giàn xem đá bóng vô tư, xin cảm ơn , cảm ơn vô cùng. Có điện thì không chỉ TV mà còn tủ lạnh, máy hát, có nhiều niềm vui khác. Chúng tôi cảm nhận được hơi ấm đất liền và lời kêu gọi của Tuổi Trẻ đã mang cả nước đến gần với những người chiến sĩ".
Phóng to |
Nhà báo Bùi Thanh giao lưu cùng trung tá Trang Hải Âu và các chiến sĩ nhà giàn. Ảnh: Kinh luân |
Trung tá Hải Âu kể một lần đã bất ngờ khi đón hai bà cháu đến thăm, tặng chiến sĩ nhà giàn hơn 5 triệu đồng. "Trời ơi, sao bà biết chúng cháu mà đến?” ông ngỡ ngàng thốt lên như thế để “cảm ơn nhưng thông tin trên Tuổi Trẻ".
Giọng trung tá Hải Âu vang vang "đầy chất biển" khi trả lời một câu hỏi của một bạn sinh viên tên Trung: “Anh em nhà giàn DK 1 chúng tôi trân trọng, cảm phục những người làm báo Tuổi Trẻ đã vượt sóng, vượt gió khi thực hiện những bài báo về nhà giàn DK1 thật 100%, thật như đất”.
“Tuổi Trẻ với DK1 chúng tôi là người nhà” - trung tá Hải Âu khẳng định.
Cái thật mà trung tá Hải Âu nói đó là gì?
Nhà báo Bùi Thanh - người đã góp phần lớn trong việc tạo ra chiến dịch truyền thông của Tuổi Trẻ để làm nên chương trình “Thắp sáng nhà giàn DK 1” - bộc bạch: “Một đêm nằm trên tàu 209 bên cạnh nhà giàn, tôi đã không sao ngủ được. Từ 18-20g chúng tôi còn thấy DK 1 sáng điện. 21g cả nhà giàn DK 1 tắt đèn, lẫn trong đêm trong khi cách đó 400-500km là Vũng Tàu, TP.HCM vẫn rực rỡ ánh đèn. Chúng ta chấp nhận điều đó được sao? Và tôi suy nghĩ mãi cần phải làm được điều gì đó để nhà giàn không thể tối trong đêm ”.
“Yêu biển đảo, yêu Trường Sa, Hoàng Sa với Tuổi Trẻ, trước hết là yêu những gì cụ thể nhất, với những con người đang sống và bảo vệ biển đảo quê hương mình…” - anh Bùi Thanh nói.
Trong yêu thương, Hoa hậu đẹp nhất châu Á 2009 (Miss Grand Slam Asia 2009) Trần Thị Hương Giang đã xin bước lên sân khấu tặng hoa cho đại diện các chiến sĩ nhà giàn DK 1: “Xin được cảm ơn sự cống hiến của các anh chiến sĩ nhà giàn DK 1”.
“Xin cảm ơn Hương Giang, xin cảm ơn tấm lòng hậu phương dành cho anh em chúng tôi” không lý do gì những người lính của chúng tôi không hoàn thành nhiệm vụ - giọng trung tá Hải Âu vẫn vang lên hào sảng nhưng chúng tôi kịp nhận ra ông đã thoáng chút nghẹn lòng vì xúc động.
Góp mặt tại chương trình giao lưu, hoa hậu Hương Giang chia sẻ nguyên nhân cô đến với chương trình Ước mơ của Thúy của báo Tuổi Trẻ: “Ngày trước, có giai đoạn sức khỏe của Giang không tốt, một thời gian khá lâu ở trong bệnh viên nên Giang rất cảm thông với những vất vả, đau đớn của các bệnh nhi ung thư và mong muốn góp được một phần nhỏ mang lại niềm vui cho các em.
Mỗi người sẽ có một thuận lợi để có thể đóng góp cho chương trình nhiều ý nghĩa này, có người có tiền, có người có thời gian, riêng Giang có những mối quan hệ. Từ các mối quan hệ này, Giang vận động các mạnh thường quân đóng góp cho chương trình Ước mơ của Thúy”.
Được bạn đọc yêu cầu chia sẻ về suy nghĩ hiện tượng “người đẹp làm từ thiện”, Hương Giang đáp: “Nếu cho rằng có những người đẹp chọn cách làm từ thiện để đánh bóng tên tuổi thì tôi nghĩ cách đánh bóng ấy cũng rất đáng khuyến khích vì mang lại những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng. Và đó cũng là điều duy nhất Giang quan tâm về những người đẹp làm từ thiện”.
Phóng to |
Tặng đĩa nhạc cho các em thiếu nhi bị ung thư - Ảnh: Vĩnh An |
Nhiều bạn đọc cũng bày tỏ mối quan tâm đến những nội dung hoạt động tiếp theo của chương trình Ước mơ của Thúy. Nhà báo Tố Oanh - người phụ trách chương trình - cho biết: “Chương trình Ước mơ của Thúy vừa hoàn thành album Én nhỏ tung bay gồm 10 ca khúc do bé Võ Hoàng Ngân và 11 nghệ sĩ thể hiện. Đây cũng là ước nguyện của bé Hoàng Ngân - một bệnh nhi ung thư. Các nội dung hoạt động của chương trình Ước mơ của Thúy thường đến một cách rất tự nhiên bởi những thôi thúc từ thực tế. Chúng tôi hi vọng sẽ có thể tiếp tục thực hiện những ước mơ cuối cùng của các bệnh nhi”.
Phóng to |
Nhà báo Tố Oanh vàHhương Giang - hoa hậu đẹp nhất châu Á, ông Nguyễn Trọng Hỷ, các cầu thủ Thạch Bảo Khanh, Việt Thắng, Tài Em và nhạc sĩ Hà Chương cùng hát vang tại Ngày hội báo Tuổi Trẻ - Ảnh: Kinh Luân |
Không cầm được nước mắt khi được hỏi về kỷ niệm đáng nhớ khi đồng hành cùng chương trình Ước mơ của Thúy, nhà báo Tố Oanh nói: “Mới đó mà chương trình đã kéo dài gần ba năm. Trong ba năm ấy, những cảm xúc đáng nhớ nhất của tôi là khi đón nhận tin một bệnh nhi nào đó vừa qua đời. Quả thật, không thể không đau lòng khi vừa gặp các em bé đây thôi thì bây giờ các em đã ra đi mãi mãi”.
Cuộc giao lưu với hoa hậu Hương Giang và nhà báo Tố Oanh đã thật sự giúp bạn đọc sẻ chia những cảm xúc rất riêng mà chương trình Ước mơ của Thúy mang lại...
Có mặt tại buổn giao lưu, ông Nguyễn Trọng Hỷ - chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam - mang theo chiếc cúp vàng AFF 2008 - như một bất ngờ đặc biệt dành cho khán giả.
Khi được hỏi về lý do tham gia chung sức với chương trình Ước mơ của Thúy, cụ thể là tham gia cuộc giao lưu với các bệnh nhi ung thư vào năm 2008, ông Nguyễn Trọng Hỷ cho biết: “Khi ấy, tôi và các cầu thủ đang tập luyện tại sân Thành Long (TP.HCM), rất hào hứng khi nhà báo Huy Thọ của báo Tuổi Trẻ có nhã ý mời chúng tôi giao lưu với các bệnh nhi ung thư. Chúng tôi đồng ý ngay vì thật sự mong muốn có thể làm một việc gì đó giúp các bệnh nhi. Tôi cũng rất vui khi các cầu thủ luôn mang trong lòng hình ảnh các em bé khi thi đấu. Và như lời hứa với các em, đội tuyển Việt Nam đã vô địch AFF 2008”.
Tại buổi giao lưu giữa cầu thủ và bệnh nhi, nhiều người đã chứng kiến hình ảnh cầu thủ Thạch Bảo Khanh ngồi trên quả bóng ở một góc sân, nước mắt rưng rưng. Nhớ về buổi giao lưu đặc biệt này, Thạch Bảo Khanh chia sẻ: “Không chỉ riêng tôi mà các cầu thủ trong đội đều mong muốn được gặp các em bé. Khi gặp các em tôi rất xúc động và thật sự muốn sẻ chia những cảm xúc đau đớn mà em chiến đấu với căn bệnh ung thư, thật sự muốn hòa mình với các em để kéo dài niềm vui, nụ cười của các em”.
Phóng to |
Cầu thủ Việt Thắng che nắng cho một bệnh nhi ung thư - Ảnh: T.T.D. |
Nỗi đau bệnh tật mà các bệnh nhi ung thư phải đối diện mỗi ngày đã thật sự truyền cảm xúc cho các tuyển thủ. Cầu Thủ Phan Văn Tài Em cho biết: “Các anh em buồn vì các em còn nhỏ đã mắc các căn bệnh ung thư trong người. Nhìn các em vui đùa hồn nhiên, chúng tôi mong muốn góp công sức vào cuộc sống của các em”.
Phóng to |
Các bệnh nhi ung thư đồng ca với hoa hậu Hương Giang và các cầu thủ bóng đá Việt Nam - Ảnh: T.T.D. |
Xúc động khi biết hai bệnh nhi ung thư Thiên Ý và Minh Nam qua đời, cầu thủ Việt Thắng chia sẻ những ấn tượng về hai bạn nhỏ ấy: “Tôi nhớ rằng hai bé rất dễ thương, rất thông minh. Tôi thật sự mong rằng mỗi ngày chúng ta có thể mang đến một niềm vui cho các bệnh nhi ung thư”.
Cuộc trò chuyện với các tuyển thủ không chỉ xoay quanh chương trình Ước mơ của Thúy mà còn là những băn khoăn về sự phát triển của bóng đá Việt Nam, về việc giữ gìn những thành tích đã đạt được.
10g. Khu vực nhà thi đấu Phan Đình Phùng, chúng tôi ghi nhận số bạn đọc tìm đến ngày hội đã lên tới con số hàng ngàn. Và nhiều bạn đọc khác vẫn đang tiếp tục tràn vào cổng ngày hội... Các gian hàng đang trong thời điểm khá sôi động. Nhiều gương mặt học sinh, sinh viên đã hào hứng tranh tài các trò 'chơi mà học" như thiết kế báo, ghép tin, viết tin, vẽ tranh liên hoàn...
Bạn Nguyễn Hữu Quốc dù là sinh viên Trường ĐH Kỹ thuật - công nghệ, TP.HCM) vẫn thử sức mình khi cặm cụi viết một bản tin tin đến... toát mồ hôi. “Mình tham gia viết tin để xem khả năng làm báo đến đâu. Đúng là viết tin không đơn giản chút nào nên càng khâm phục các phóng viên hơn" - Quốc cười ngượng nghịu.
Tại quầy từ thiện, hơn 50 album “Én nhỏ tung bay” của bệnh nhi ung thư Hoàng Ngân đã được bạn đọc mua ủng hộ.
Phóng to |
Bạn đọc xem triển lãm ảnh "Phóng viên Tuổi Trẻ tác nghiệp ở nước ngoài" - Ảnh: Vĩnh An |
Phóng to |
Đông đảo bạn trẻ tham gia các công đoạn làm báo tại ngày hội - Ảnh: Gia Tiến |
Phóng to |
Bạn đọc tham gia thiết kế trang báo - Ảnh: Vĩnh An |
Phóng to |
Ông và cháu cùng đến tham gia ngày hội - Ảnh: Tố Linh. BCK08; Khoa báo chí -truyền thông ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM |
Phóng to |
Bạn Trần Thị Khánh Hằng và bạn Lê Thị Nhã Huyên, sinh viên năm 2 Đại học Sư phạm TP.HCM chăm chú tập viết tin - Ảnh: Tố Linh - BCK08, khoa báo chí -truyền thông ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM |
Phóng to |
Bạn đọc được các cây biếm họa của Tuổi Trẻ Cười vẽ chân dung - Ảnh: Kinh Luân |
Phóng to |
Các bạn học sinh lớp 10A1 Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3, TP.HCM tham gia trò chơi "Gian nan tác nghiệp" - Ảnh: Đức Toàn |
Phóng to |
Một sinh viên hào hứng với trò chơi công nghệ tại gian hàng công nghệ - Ảnh: Vĩnh An |
Phóng to |
Tham gia giải mật thư để chinh phục đỉnh Everest - Ảnh: Đức Toàn |
Phóng to |
"Gửi thông điệp vào tương lai" thu hút nhiều người đến chia sẻ những ước muốn, tâm tư tình cảm của mình - Ảnh: bạn đọc Trần Trang |
Phóng to |
Hoa hậu Hương Giang chụp hình lưu niệm cùng các em bệnh nhân Bệnh viện Ung bướu - Ảnh: Vĩnh An |
Tại gian hàng trò chơi đập chuông lúc 10g35, nhiều tiếng hét… cổ vũ bé Phạm Văn Kỷ (lớp 6 Trường THCS Rạng Đông, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) khi bé Kỷ mắt bịt khăn và nín thở, cầm gậy nhẹ nhàng di chuyển đến chiếc chuông vàng: “Bước qua bên trái chút xíu... rồi rồi, lùi lại một chút... đập đi, đập đi...”.
“Giơ gậy cao lên bé ơi! Rồi, bé đập đi” – một “mệnh lệnh” vang lên. Kỷ giơ gậy đập thẳng về phía trước. Chiếc chuông reo vang. Cả góc sân vang tiếng reo vui.
Nhận gói kẹo nhỏ từ người phụ trách trò chơi, Kỷ cười rạng rỡ rất hồn nhiên và dễ thương: “Em ít khi được tham gia mấy trò chơi vui như vậy. Hôm nay biết mấy cô chú gần nhà đến đây, em xin đi chung”.
Ít phút sau, 10g47 là bạn Nguyễn Thị Thúy (cựu học sinh Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, Q.6, TPHCM) khéo léo luồn qua những sợi dây dù được giăng cao, thấp khác nhau của trò chơi phát hành báo. Thúy là một trong số ít bạn trẻ “vượt ải” tại gian hàng này mà không làm rớt tờ báo Tuổi Trẻ đặt trên đầu, không chạm dây và những quả banh đặt rải rác ở bản đồ Việt Nam bên dưới.
Thúy cho biết mình từng tham gia nhiều trò chơi của trường phổ thông cũ nên rất hào hứng khi biết ngày hội còn có nhiều gian hàng “ngập tràn” trò chơi thú vị.
11g, nhiều bạn tham gia khu vực ký họa chân dung đã “cười hở mười cái răng” với cách pha trò của các họa sĩ báo Tuổi Trẻ Cười. Nhiều bạn vừa ngồi làm mẫu vừa cười khúc khích khi thấy nét mặt nghiêm trọng của họa sĩ khi đang ký họa. Có nhiều bạn nôn nóng muốn biết chân dung kí họa của mình ra sao, đã nhờ bạn mình xem trước.
Chị Ngô Thị Đẹp (Q.12, TP.HCM) cười thật to khi nhận chân dung ký họa của mình: “Nhìn cái đầu tóc thật là to của mình mà bất ngờ luôn. Đọc báo Tuổi Trẻ Cười lâu rồi, có ai ngờ hôm nay được tận tay họa sĩ vẽ cho mình bức ký họa. Khi về nhà, mình sẽ treo chân dung này lên ngay. Kỷ niệm thật khó quên mà”!
Qua chính chân dung kí họa của mình, nhiều bạn còn “tìm thấy” người quen trên Tuổi Trẻ Cười, có bạn đã nói thật to: “A, nhìn mình giống bác sĩ Thúy Tươi quá kìa”. Tuổi Trẻ Cười đã “gom” khá nhiều tiếng cười trong ngày hội.
Lúc nào, phòng triển lãm tranh 3D cũng có hơn 50 bạn đọc xếp hàng chờ đến lượt vào xem triển lãm. Buổi trưa trời nóng hơn, nhưng bạn đọc vẫn vui vẻ chờ đến lúc bước vào xem tranh 3D. Những câu hỏi thắc mắc: không biết tranh 3D khác như thế nào? tranh về cái gì?... đã níu chân các bạn dù có đứng chờ đến gần 30 phút mới đến lượt.
“Cháy báo” để làm báo là tình hình ở khu vực trò chơi “Thiết kế báo”. Số lượng các bạn tham gia quá đông, nên quản trò đã kết hợp nhiều bạn thành một nhóm để thiết kế báo. Quản trò phát cho mỗi nhóm 4 tác phẩm báo chí và tờ giấy A3, trong vòng 3 phút, mỗi nhóm phải hoàn thành mặt báo của mình. Có nhóm do gấp quá, đã quên đề tựa báo, dán nhầm mục báo vào phần nội dung… bị chấm điểm thấp nhưng các bạn vẫn cười rất tươi vì có một khám phá mới.
Phóng to |
Tuổi Trẻ Cười phác họa trời mưa, dây điện chằng chịt, nhìn như thật trên 3D - Ảnh: Vĩnh An |
Phóng to |
Đã 12g trưa, gian hàng 3D vẫn đông nghẹt bạn đọc xếp hàng đợi lượt xem - Ảnh: Vĩnh An |
Phóng to |
Bạn đọc quên cả thời gian đã về trưa, say mê biên tập báo - Ảnh: Vĩnh An |
Tại ngày hội, cuộc thi ảnh Tuổi Trẻ trên mọi nẻo đường cũng đã trao giải cho các bạn đọc tham gia trong tổng số hàng trăm bức ảnh gửi của ban đọc trong và ngoài nước gửi về tham gia. Đây là cuộc thi hình ảnh mà bạn đọc chộp được một người thân, bạn bè, hay một bạn đọc bất kỳ đang tìm mua Tuổi Trẻ, đang xem điểm thi trên Tuổi Trẻ Online, đang cười "hehe" khi đọc Tuổi Trẻ Cười... Giải nhất cuộc thi đã thuộc về bức ảnh Ông già Noel biết hát của tác giả Đỗ Thu Thảo - SV khoa báo chí và truyền thông ĐH KHXH&NV TP.HCM. Ảnh được chụp vào dịp Noel 2008 tại bệnh viện Truyền máu Huyết học TP.HCM. Tại đây, trong chương trình Ước mơ của Thúy do báo Tuổi Trẻ tổ chức đã dành cho các bệnh nhi ung thư một bất ngờ bằng việc mời ông già Noel đến ca hát và tặng quà cho các em. Cả câu chuyện lẫn tấm ảnh đã làm người xem xúc động khi diễn tả được sự ấm áp của tình người, sức sống lạc quan của các em nhỏ. Phần thưởng cho bức ảnh đạt giải nhất là 5 triệu đồng và 1 năm đọc miễn phí tất cả các ấn phẩm của Tuổi Trẻ. - Giải nhì thuộc về bức ảnh Một phút say sưa của tác giả: Nguyễn Thị Hoàng Nga, chụp cảnh các bạn sinh viên tình nguyện Mùa hè xanh tại Kiên Giang đang ngồi trên con đò rẽ nước và say sưa đọc báo Tuổi Trẻ. - Hai giải ba thuộc về ấm ảnh Niềm vui tuổi già của tác giả Phan Văn Hiền diễn tả được nụ cười sảng khoái của một cụ già khi xem Tuổi Trẻ Cười.... và bức ảnh Cùng trồng hoa hướng dương của tác giả Nguyễn Hồng Thắm, diễn tả nét mặt xúc động của các bạn HS đang cùng chung tay viết tiếp Ước mơ của Thúy.
10 giải khuyến khích thuộc về: 1. Một, 2, 3 thổi nến nào của Nguyễn Thị Kim Tiến (TP.HCM) 2. Nhanh chóng chuyển hàng cứu trợ - Hoàng Giáng My (Quảng Bình) 3. Tuổi Trẻ của tuổi già - Phan Hữu Thông (TP.HCM) 4. Báo Tuổi Trẻ ở Lào - Nguyễn Đăng Vinh (Huế) 5. Đón số báo Tuổi Trẻ cuối tuần cải tiến - Lê Thủy (Đăk Nông) 6. Đọc báo cho mọi người nghe - Đinh Cự Tịnh (Hà Nội) 7. Tuổi Trẻ, xa mà gần - Lê Lan (Cộng hòa Pháp) 8. Thông điệp vui - Huỳnh Trí Nghĩa (TP.HCM) 9. Tuổi Trẻ tư vấn mùa thi - Ngô Bá Dũng (Đà Nẵng) 10. Tấm lòng của bé - Trần Thị Trang (Kiên Giang) |
Trời đổ mưa lớn nên mau chóng tối mịt. Tất cả các gian hàng trưng bày tại ngày hội báo Tuổi Trẻ ở nhà thi đấu Phan Đình Phùng, 8 Võ Văn Tần, Q.3 đã phải dọn dẹp. Riêng gian hàng Tuổi Trẻ Cười vẫn còn đông đảo bạn đọc xếp hàng chờ đến lượt mình được vẽ chân dung.
Khu vực này không đủ ảnh sáng, bạn đọc đã dùng đèn pin điện thoại. Và các họa sĩ đã không phụ lòng bạn đọc, vẫn miệt mài ngồi vẽ. Rất nhiều bạn đọc năn nỉ các họa sĩ vẽ tiếp, trên tinh thần như bạn Lê Diễm Phước tâm sự "miễn sao nhìn vào cảm nhận đó chính là mình và... cười là được". Tuy trời tối, những chân dung kí họa khó lòng được sắc nét nhưng những phần quà ấy sẽ rất ý nghĩa với các bạn đọc. Thế là các họa sĩ lại vẽ trong ánh đèn pin. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận