10/11/2009 22:06 GMT+7

Đừng đốt trình chiếu tại Mỹ

HOÀI NAM (từ Connecticut, Mỹ)
HOÀI NAM (từ Connecticut, Mỹ)

TTO - “Đừng đốt rất có giá trị để các sinh viên Mỹ tìm hiểu hoàn cảnh, tâm lý của những người Việt thời chiến tranh ”, đó là những chia sẻ của giáo sư Erik Harms, hiện đang phụ trách chuyên ngành lịch sử Việt Nam và sự ảnh hưởng của chiến tranh Việt Nam đối với người Việt tại Đại học Yale (Connecticut, Mỹ) sau khi xem bộ phim Đừng đốt chiếu tại Trường đại học Yale tối 9-11.

Đừng đốt trình chiếu tại Mỹ

TTO - “Đừng đốt rất có giá trị để các sinh viên Mỹ tìm hiểu hoàn cảnh, tâm lý của những người Việt thời chiến tranh ”, đó là những chia sẻ của giáo sư Erik Harms, hiện đang phụ trách chuyên ngành lịch sử Việt Nam và sự ảnh hưởng của chiến tranh Việt Nam đối với người Việt tại Đại học Yale (Connecticut, Mỹ) sau khi xem bộ phim Đừng đốt chiếu tại Trường đại học Yale tối 9-11.

ImageView.aspx?ThumbnailID=374340
Giáo sư Erik Harms (trái) giao lưu với đạo diễn Đặng Nhật Minh (phải) - Ảnh: Hoài Nam

Giáo sư Erik Harms nói: “Tôi đã xem nhiều bộ phim về chiến tranh Việt Nam, phần lớn các phim nói về súng đạn, bắn giết, kỹ thuật…, rất ít phim đề cập khía cạnh văn hóa”.

Giao lưu với khán giả trong buổi chiếu, đạo diễn Đặng Nhật Minh chia sẻ: “Trong chiến tranh, người ta viết nhật ký rất nhiều nhưng chưa có cuốn nhật ký nào có số phận đặc biệt như cuốn nhật ký của Đặng Thùy Trâm. Trước ngày đem Đừng đốt sang Mỹ, tôi có xem một đoạn phim về buổi diễn tập cuối cùng của Michael Jackson. Cuối buổi tập, ông đã cảm ơn các đồng nghiệp của mình và nói: “Chúng ta phải yêu thương nhau. Chúng ta phải đem tình thương yêu của con người đến thế giới này vì tình yêu thương con người rất quan trọng đối với chúng ta”. Quý vị thấy trong Đừng đốt, hơn 30 năm trước, nữ bác sĩ trẻ đã viết: Hãy yêu thương nhau đi kẻo hối hận khi bạn mình không còn nữa. Tôi thích câu thơ của cô: Và ai có biết chăng ai. Tình thương đã chắp cánh dài cho ta”.

Nhiều khán giả nước ngoài đã hỏi đạo diễn Đặng Nhật Minh rằng ông có bị ảnh hưởng phong cách làm phim của Pháp, Nhật hay Hàn Quốc không? Đạo diễn trả lời đầy hóm hỉnh: "Tôi xem rất nhiều phim từ Pháp, Ý, Nhật, Hàn, Mỹ...Tôi thích phim của đạo diễn Ozu của Nhật, KimKiDuk của Hàn, nhưng phim tôi làm là phim Việt Nam, phong cách Việt Nam, phong cách của tôi”.

Tại Trường Holly Cross (Worcester, Mỹ), hơn 40 sinh viên tại đây đã đọc cuốn nhật ký rất kỹ trước khi xem phim Đừng đốt và giao lưu với đạo diễn Đặng Nhật Minh. Giáo sư nhân học Ann Marie Leshkowich và giáo sư sử học Diane Niblack Fox của Trường đại học Holy Cross đã đưa cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm (bản dịch tiếng Anh tại Mỹ là Last night, I dreamed of peace) vào chương trình học dành cho sinh viên bộ môn mình tại trường trong học kỳ này.

Giáo sư Ann Marie cho biết đây là cách để sinh viên Mỹ tiếp cận và tìm hiểu nhanh nhất về Việt Nam. Bà cho biết thêm hai bộ phim Bao giờ cho đến tháng 10Thương nhớ đồng quê của đạo diễn Đặng Nhật Minh là những tài liệu quan trọng trong giáo trình giảng dạy tại khoa xã hội học và nhân học của trường.

Giáo sư Diane tìm hiểu rất kỹ về hiệu ứng của giới trẻ Việt Nam sau khi đọc nhật ký Đặng Thùy Trâm và xem phim Đừng đốt. Giáo sư nói: “Chúng tôi muốn các sinh viên Mỹ biết rõ hơn về xã hội Việt Nam hiện đại cũng như những suy nghĩ của giới trẻ Việt Nam bây giờ. Văn học và phim ảnh luôn là những bài học dễ cảm nhận nhất. Điều chúng tôi rất quan tâm là các bạn trẻ VN đã có những động thái gì sau khi xem, đọc những tác phẩm giá trị này”.

ImageView.aspx?ThumbnailID=374341
Đạo diễn Đặng Nhật Minh (thứ 2 từ trái sang) giao lưu với khán giả sau buổi chiếu - Ảnh: Hoài Nam

Đừng đốt đã có 5 buổi chiếu tại các trường đại học Brown, Weslyan, Smith, Holy Cross... Các buổi chiếu đã thu hút khá đông các học giả nghiên cứu về Việt Nam, các sinh viên Việt kiều và sinh viên Mỹ tham dự. Phim sẽ tiếp tục trình chiếu tại các trường Harvard, Washington (ngày 10-11), Temple, Pennsylvania (11-11), Princenton (12-11), George Mason (13-11), Cornel (20-11). Đặc biệt buổi chiếu ngày 14-11 tại Trường đại học New York sẽ có sự tham gia của anh em cựu chiến binh Robert Whitehurst, Fred Whitehurst (người đã giữ cuốn hồi ký Đặng Thùy Trâm trong 35 năm) và hai diễn viên người Mỹ đóng vai Fred trong phim là Matthews Korchs (Fred lúc trẻ) và Michael Jarmus (Fred lúc già).

HOÀI NAM (từ Connecticut, Mỹ)

 ------------------------------------

* Tin bài liên quan:

>> Đừng đốt ra mắt khán giả Mỹ>> Đừng đốt chính thức tranh giải Oscar 2010>> Đừng đốt đoạt giải duy nhất tại liên hoan phim Fukuoka >> Nước mắt linh thiêng>> Hơn 800 bạn trẻ đến với phim Đừng đốt>> Đừng đốt khai mạc Liên hoan phim ASEM lần 2>> Phim Đừng đốt vào trường học>> Rất đáng tiếc nếu không xem Đừng đốt>> Đừng đốt: kể mà như không kể>> Sức mạnh của giấc mơ hòa bình

HOÀI NAM (từ Connecticut, Mỹ)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên