Thành phần ban tư vấn gồm: - TS Nguyễn Đức Nghĩa - phó GĐ ĐH Quốc gia TP.HCM- PGS. TS Đỗ Văn Dũng, phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM- ThS Cổ Tấn Anh Vũ - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM- TS Nguyễn Kim Quang, trưởng phòng đào tạo, Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG TP.HCM- Thạc sĩ Nguyễn Huy Đào, phó phòng đào tạo Trường CĐ Công nghiệp cao su Bình Phước- Thạc sĩ Lâm Thành Hiển, phó hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng |
3000 HS Bình phước đến tư vấn tuyển sinh
Phóng to |
Khu vực tư vấn chuyên sâu- Ảnh: Tiến Thành |
* Một học sinh hỏi: Em thích ngành công nghệ hóa dược và ngành dược. Hai ngành này khác nhau như thế nào, trường nào đào tạo. Em có thể học ngành này ở trường nào?
- TS Nguyễn Đức Nghĩa: Nếu học ngành dược sẽ học ở Trường ĐH Y dược TP.HCM, các em sẽ tìm hiểu trên mạng của trường. Nếu các em không học trực tiếp ngành dược, tốt nghiệp có thể làm trình dược viên ở các nhà thuốc tây. Còn những ngành gần ngành dược như hóa học, công nghệ sinh học thậm chí cơ khí (móc máy, đóng gói). Học cơ khí sẽ làm việc trong nhà máy dược.
Tại Trường ĐH Bách Khoa có chuyên ngành hóa dược và trường ĐH tự nhiên có ngành hợp chất thiên nhiên (mỹ phẩm). Cái này thuộc về ngành và chuyên ngành. Sau khi các em học khoảng 1,5 năm sẽ được phân theo chuyên ngành. Như vậy, những em yêu thích dược nhưng không theo thì có thể chọn các ngành gần hơn với chuyên ngành này.
- TS Nguyễn Kim Quang: Trường ĐH Khoa học tự nhiên đào tạo ngành hóa học để cung cấp nền tảng cơ bản về hóa và những chuyên ngành chuyên sâu như hóa dầu, dược. Với nền tảng như vậy sẽ cần những kiến thức, kỹ năng về hóa học. Do đó, khi tốt nghiệp hóa học có thể học thêm bằng hai về dược. Ngành dược cũng liên quan đến sinh học nhiều.
* Nhu cầu nhân lực của ngành viễn thông như thế nào?
- PGS.TS Đỗ Văn Dũng: Hiện ở Việt Nam có rất nhiều tập đoàn viễn thông trong nước và nước ngoài như Viettel, Mobiphone, vinaphone…Và sắp tới sẽ có nhiều tập đoàn nhảy vào khu vực này nên nhu cầu rất nhiều. Hàng năm, các tập đoàn viễn thông đến các trường kỹ thuật tuyển dụng rất nhiều sinh viên. Viettel không ưu tiên cho người làm trong lĩnh vực quân sự mà thi tuyển như những thí sinh khác. Ngoài ra, tập đoàn Intel cũng cần nhiều nhân lực này.
Phóng to |
Phụ huynh Đặng Văn Đông, 42 tuổi đặt câu hỏi với ban tư vấn về cách thức làm hồ sơ thi ĐH – CĐ “an toàn nhất” - Ảnh: Tiến Thành |
* Em rất muốn đi ngành công nghệ thông tin, mình được những ưu tiên gì?
- TS Nguyễn Kim Quang: CNTT hiện nay là một ngành công nghệ là công cụ có mặt trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống nên đương nhiên nhân lực rất lớn. Tuy nhiên, có những phân tầng rõ ràng như nhân lực chất lượng cao và giải quyết những vấn đề khác. Quan trọng là mình muốn vào nhóm nào để lựa chọn phù hợp.
Nếu các em có năng lực thì không phải lo về việc làm của ngành này. Hiện ngành này có nhiều nhóm ngành như phần mềm, máy tính, lập trình…. Hiện nhân lực rất thiếu, các em cứ mạnh dạn lựa chọn. Cần cân nhắc sức mình để lựa chọn phù hợp.
* Em muốn hỏi ngành năng lượng hạt nhân, cơ hội việc làm như thế nào?
- TS Nguyễn Kim Quang: Hiện có sáu đơn vị cho phép đầu tư về nhân lực năng lượng hạt nhân, ớ phía Nam có Trường ĐH Khoa học tự nhiên. Các bạn có thể làm ở nhiều lãnh vực khác nhau, trong những nhà máy hạt nhân cũng có nhiều ngành nghề khác nhau để theo học. Hiện học ngành này được ưu tiên cấp học bổng để theo học. Ngành này cũng được Bộ GD-ĐT cho phép trường đào tạo theo môi trường tiên tiến.
Về việc làm, các bạn có thể làm tìm kiếm thăm dò, tìm những lỗi về hạt nhân, trong y học về xạ trí, những khoa về chẩn đoán bằng những phương pháp cần phối hợp kỹ thuật hạt nhân. Ngoài ra, trong nông nghiệp còn giúp đến cải tiến về giống. Trong dầu khí, khoáng sản cũng cần đến những nhân lực này. Do đó, các em có thể làm thêm ở những ngành khác.
* Em chưa có hiểu biết sâu về ngành công nghệ vật liệu của Trường ĐH Khoa học tự nhiên.
- TS Nguyễn Kim Quang: Khoa học hay công nghệ vật liệu ở Trường ĐH Khoa học tự nhiên đào tạo về vật liệu rắn, lỏng…về chuyên ngành có “màng mỏng” trên các thiết bị quang học, trong các thiết bị linh kiện điện tử, trong những kỹ thuật để nghiên cứu các vật liệu tiên tiến và công nghệ tạo màng mỏng này.
Chuyên ngành nữa là nghiên cứu về vật liệu từ, y sinh nghiên cứu về độ rắn, bền khác nhau cũng cần có những kiến thức về vật liệu để tạo những vật liệu tương thích. Ngành này ứng dụng nhiều trong lĩnh vực.
- PGS.TS Đỗ Văn Dũng: Trường ĐH Bách Khoa cũng có đào tạo ngành này về các vật liệu polime, silicat (vật liệu xây dựng như xi măng)…chỉ tiêu của Trường ĐH Bách Khoa là 200.
* Ngành kỹ thuật tự động hóa có yêu cầu gì về sức khỏe hay không và cơ hội việc làm khi ra trường?
- Th.S Lâm Thành Hiển: Hiện nay có rất nhiều trường đào tạo về ngành này. Chúng ta sẽ được học kiến thức về mạch điện, lập trình…để làm điều khiển tự động. Những doanh nghiệp hiện nay đều có những công nghệ tự động để hoạt động. Ngoài ra, các em cũng có thể tìm hiểu thêm liên quan đến những ngành như chế tạo robot.
* Bạn Phạm Thị Diệu Ly: Cho em hỏi sự khác nhau giữa khoa học môi trường và công nghệ môi trường? Công việc ra trường như thế nào? - Th.S Lâm THành Hiển: Hai ngành này không khác nhau nhiều lắm, nhưng ngành nào có chữ “công nghệ” thì thực hành nhiều hơn. Hiện nhu cầu công việc của ngành này rất “nóng” vì quy định những công ty, doanh nghiệp đều có chuyên viên về xử lý môi trường. Ngành này học ra các em có thể làm xử lí, chất thải lỏng, rắn. Nhu cầu nhân lực ra trường các em cũng có thể làm ở các trung tâm, viện, nhà máy về môi trường. - PGS.TS Đỗ Văn Dũng: Có một trường chuyên về tài nguyên môi trường là Trường ĐH Tài nguyên – môi trường. Bên cạnh đó còn có các trường khác nhau Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Công nghiệp TP.HCM, ĐH Lạc Hồng… |
- PGS.TS Đỗ Văn Dũng: Hiện nay, các khu công nghiệp, khu công nghệ cao nhu cầu nhân lực rất nhiều. Vừa rồi, bên Nhật tuyển kỹ sư đi làm việc ở Nhật
* Ngành công nghệ sinh học có thể học ở những trường nào?
- TS Nguyễn Kim Quang: Em có thể tìm hiểu ở Trường ĐH Khoa học tự nhiên, Bách Khoa, Nông Lâm, Lạc Hồng, Mở, Tôn Đức Thắng… Ngành này đều có những chuyên ngành khác nhau vì ứng dụng nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Tuy nhiên, em cần lưu ý ngành này thiên về công nghệ nên đòi hỏi phải đội ngũ giáo viên, thiết bị hiện đại để cập nhật những kiến thức mới. Và những trường này hầu hết tuyển sinh điểm rất cao.
Để khẳng định vị trí của mình, các bạn phải có đam mê và phải giỏi. Nhiều sinh viên ra trường không muốn dừng lại ở bậc ĐH mà tiếp tục học thêm lên ở trường, viện trong và ngoài nước. Tùy theo mình mà em xác định theo hướng nào.
- PGS.TS Đỗ Văn Dũng: Nếu em học giỏi, 100% có việc làm lương cao nhưng học trung bình rất khó. Vì ngành này đòi hỏi phải có thiết bị hiện đại nên ít trường trang bị được nên thường điểm rất cao.
* Trường nào đào tạo ngành hóa dầu ?
- PGS.TS Đỗ Văn Dũng: Trường ĐH Bách Khoa là trường đào tạo hàng đầu về hóa dầu và Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cũng có đào tạo ngành này. Bên cạnh đó, em cũng có thể tìm hiểu tại Trường ĐH Dầu khí, Trường ĐH Mỏ - địa chất (Hà Nội), Trường ĐH Bà Rịa – Vũng Tàu. Chỉ tiêu cụ thể em nên vào trang web của trường.
* Học ngành Sư phạm Kỹ thuật ra có phải chỉ có thể đi dạy không?
- PGS-TS Đỗ Văn Dũng: hiện trường đào tạo chủ yếu là kỹ sư công nghệ. SV Sư phạm kỹ thuật tốt nghiệp được cấp 2 bằng: kỹ sư công nghệ có thể đi làm ở các công ty và chứng chỉ sư phạm kỹ thuật bậc 2 để có thể đi dạy. Do đó tốt nghiệp sư phạm kỹ thuật ra không chỉ đi dạy. 80% sinh viên tốt nghiệp đi làm ở các công ty, xí nghiệp.
* Trường ĐH Lạc Hồng đào tạo những ngành nào về kỹ thuật?
- Th.S Lâm Thành Hiển: Trường ĐH Lạc Hồng đào tạo những ngành như Công nghệ kỹ thuật Điện tử, Truyền thông (Điện tử viễn thông), Công nghệ kỹ thuật Cơ khí (Cơ Điện tử, Tự động hóa) Công nghệ sinh học- Nông học (Nông nghiệp), Khoa học môi trường, Xây dựng cầu đường, Công nghệ may Công nghệ kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa, Công nghệ kỹ thuật điện – Điện tử Công nghệ kỹ thuật hóa học Công nghệ thực phẩm…
* Trường CĐ Công nghiệp cao su tuyển sinh như thế nào?
- Thầy Nguyễn Huy Đào: Trường xét tuyển điểm thi ĐH-CĐ hệ chính quy năm 2012 với vùng xét tuyển trong toàn quốc. Trường đào tạo những ngành như Khoa học cây trồng (chuyên ngành Nông học và Kỹ thuật cao su) Công nghệ Kỹ thuật hoá học (chuyên nghành Công nghệ cao su, Công nghệ hóa học, Công nghệ hóa Polyme) Kế toán Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử…Sinh viên ra trường được tư vấn giới thiệu việc làm, có cơ hội học liên thông lên Đại học. Học phí và chế độ chính sách theo trường công lập
* Ngành kỹ thuật y sinh học gì?
Phóng to |
Hoc sinh chăm chú theo dõi, ghi chép các thông tin tư vấn tuyển sinh - Ảnh: Tiến Thành |
- TS Nguyễn Đức Nghĩa: Ngành kỹ thuật y học đang được đào tạo tại Trường Y - ĐH Huế, ĐH Y dược và trường ĐH quốc tế cũng có ngành kỹ thuật y sinh. Ngành này sử dụng công nghệ cao như công nghệ gen, sinh sản vô tính…Về bằng cấp, như chúng tôi đã nói, về mặt hình thức, hiện nay chỉ có ĐH quốc gia được cấp bằng riêng, còn tất cả các trường ĐH khác đều dùng chung phôi bằng của Bộ nên không hề có sự khác biệt về hình thức. Tất cả phụ thuộc vào bản lĩnh của sinh viên sau khi tốt nghiệp.
* Ngành công nghệ thực phẩm ra trường làm gì? - PGS.TS Đỗ Văn Dũng: Ngành này rất đa dạng nhưng tùy theo trường, Trường ĐH Bách Khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) chia thành hai hướng như hóa thực phẩm và liên quan đến hóa sinh nhiều hơn. Trong khi đó, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM liên quan đến công nghệ máy móc chế biến ra thực phẩm. Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM chuyên sâu về những sản phẩm về nông nghiệp nhiều hơn…Hiện các trường có các mục về ba công khai,tài liệu này công khai những vấn đề này nên các em phải đọc kỹ để phân biệt các trường theo “gu” của mình. |
- TS Nguyễn Kim Quang: Nếu nghiên cứu để bào chế dược phẩm, ngành bào chế cũng phải có kiến thức về sinh - hóa và kỹ thuật đi kèm. Công nghệ sinh học được ứng dụng về y học hiện nay trong các bệnh viện là rất quan trọng. Nếu bạn học dược thì bạn hiểu về dược phẩm, quản lý, bào chế dược phẩm, nhưng nền tảng cũng được trang bị về kiến thức cơ bản sinh - hóa. Đội ngũ giảng dạy trong các trường y dược cũng có nhiều người học về công nghệ sinh học.
* Ngành kỹ thuật lập trình cơ hội việc làm thế nào?
- TS Nguyễn Kim Quang: Như tôi đã nói về ngành công nghệ thông tin phía trên, ngành này cơ hội việc làm rất nhiều vì ứng dụng đến nhiều lĩnh vực ngành nghề trong cuộc sống. Tuy nhiên, phổ lương của ngành này rất rộng nên tùy vào năng lực của các em.
- PGS.TS Đỗ Văn Dũng: Ngành này rất rộng, chẳng hạn như tại Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM các em có thể học để đi làm và học để đi dạy. Em có thể học thêm mấy tháng nữa, lấy bằng nghiệp vụ sư phạm để đi dạy về công nghệ thông tin. Tại Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, với những ngành kỹ thuật, cơ khí
* Muốn học về chế tạo ô tô và xe gắn máy thì học ngành nào?
- PGS TS Đỗ Văn Dũng: ĐH sư phạm kỹ thuật TP.HCM có ngành cơ khí động lực, hiện nay là ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô. Chỉ tiêu ngành này tương đối cao: 200 chỉ tiêu, trong đó 50 chỉ tiêu đào tạo giáo viên và 150 kỹ sư. Hệ kỹ sư học 4 năm còn hệ sư phạm thì học 4 năm rưỡi.
Nếu học sư phạm kỹ thuật ô tô các bạn được miễn hoàn toàn học phí nên các bạn không phải lo về mặt kinh tế. Mặc dù tên gọi là sư phạm kỹ thuật ô tô nhưng khi ra trường là bằng kỹ thuật ô tô và chứng chỉ sư phạm kỹ thuật bậc hai. Cơ hội việc làm hiện nay rất nhiều. Điểm chuẩn năm ngoái là 15,5 điểm.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận