LTS: Tham gia Câu chuyện cuộc sống kỳ này là bài viết của một thầy giáo và một học sinh, cùng chung một kinh nghiệm: nếu người lớn như thầy cô, cha mẹ thật sự quan tâm thì giới trẻ sẽ không dễ dàng ”biến mất” trong thế giới ảo.
Bây giờ điện thoại di động loại rẻ tiền cũng chứa đầy trò chơi nên các em tạm thỏa mãn nhu cầu của bản thân.
Sống cùng công nghệ caoHãy thử "ngắt cầu dao điện"!Muốn con thành đại bàng, phải hất chúng xuống vực
Phóng to |
Minh họa: Vũ Đình Giang |
Khi gia đình và nhà trường chung tay khép chặt học sinh bằng lịch học và sinh hoạt khá kín, các em có giảm thời gian đến các tụ điểm Internet nhưng bù vào đó là tăng cường sử dụng điện thoại để giải trí. Ngành giáo dục cũng đã thực hiện nhiều cách để đưa các em về lại với thế giới thực, ví dụ như các trường khuyến khích học sinh chơi các trò chơi dân gian trong giờ nghỉ chẳng hạn. Các hình vẽ cho trò chơi: ô ăn quan, nhảy lò cò... được vẽ kín mặt sân trường.
Thế nhưng xem ra chỉ có học sinh tiểu học là còn thích thú chứ học sinh trung học đến giờ giải lao là cầm ngay lấy điện thoại hay máy chơi game mà thôi. Cũng dễ hiểu là các em đã lớn rồi. Cách ăn mặc cũng không còn phù hợp để ra sân chơi nhảy dây, kéo co, đánh đũa nữa. Một số trường đồng phục nữ sinh là váy ngắn lại càng hạn chế các em tham gia.
Nhưng điều đáng nói là ngay cả ở các trường gọi là vùng xa, vùng sâu thì trò chơi công nghệ cao cũng là điều thu hút các em lớn nhất. Chỉ một việc các phần mềm viết cho các trò chơi này cực kỳ công phu, hấp dẫn, luôn kích thích người chơi vươn đến chiến thắng là đủ thu hút các em rồi. Học sinh nam mê các trò chơi đậm tính bạo lực, học sinh nữ thích vào các trang ca nhạc, phim ảnh nước ngoài.
Có một số em tự hào xưng danh bản thân là cư dân của cộng đồng mạng, sẵn sàng lao vào các cuộc khẩu chiến vì thần tượng của mình mà quên mất bao công việc cha mẹ chờ phụ giúp ở nhà. Một số học sinh cho tôi biết là trò chơi của nước ngoài vô cùng hấp dẫn, đã chơi thì khó mà rút ra được. Cha mẹ bận lo sinh kế cũng không thể nào quản lý được con. Mối quan hệ trên mạng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro mà lành ít dữ nhiều.
2. Từng mất khá nhiều thời gian vào game, tôi hiểu được vì sao học sinh của mình thức dậy từ lúc trời chưa sáng, đạp xe hàng mấy cây số để tụ họp trước các điểm Internet chờ mở cửa là vào tiếp tục game của ngày hôm qua và quên đi cái đói cồn cào, tất nhiên quên cả việc học bài để khi sắp đến giờ vào học là tất tả đạp xe đi. Những em nào không đủ sức thắng sự cám dỗ của game, việc bỏ học là chắc chắn.
Câu hỏi làm thế nào để các em sống với thế giới thực tại luôn ray rứt trong tôi. Cấm thì không thể. Tôi thực hiện một số việc như thông báo đến từng em rằng đã đến lớp, mỗi em phải hạn chế tiến tới không chơi game, không vào Facebook, không chat... trong buổi học. Cấm tuyệt đối thì không thể dù Bộ Giáo dục và đào tạo đã nghiêm cấm học sinh mang điện thoại tới trường nên đành nhắc các em tắt nguồn, cất vào cặp sau khi không quên thông tin đến học sinh là nếu đi thi mà bị phát hiện có mang theo điện thoại thì coi như biết trước kết quả hỏng thi rồi.
3. Tôi bắt đầu một cuộc chiến với phần thua đè nặng lên mình bằng cách hướng dẫn các em sử dụng thời gian vào việc đọc sách báo. Tự tôi mua về, đọc trước các bài gần với lứa tuổi các em và yêu cầu phải đọc lúc đầu giờ, giờ ra chơi... Các em cũng có thể mượn về nhà đọc tiếp. Mấy ngày sau đó, tôi cho các em tự do phát biểu ý kiến về những bài viết này và rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân.
Phải mất một thời gian khá lâu, các em mới quen dần với việc đọc. Con số sử dụng điện thoại để chơi game hay chat vào giờ nghỉ từ từ giảm đi. Các em biết vây quanh trao đổi về một nhân vật, một hành động mà bài viết đã đăng. Sự cảnh giác về các mối hiểm nguy khi chat với người xa lạ trong các em ngày càng cao. Ngoài bạn bè và người thân, các em biết từ chối các lời mời gọi trên mạng. Có em đã mang đoạn chat cho tôi xem để xin tư vấn có nên bắt đầu cho một mối quan hệ mới không.
Đối với phụ huynh, tôi cùng bàn bạc tìm ra phương thức cho các em gắn kết với gia đình thông qua cách giao việc cho các em. Không cấm đoán thô bạo nhưng không thả trôi hoạt động của các em. Đầu tiên là chú ý thời lượng mà các em sống với chat, với game, tìm cách đưa các em về cuộc sống thường ngày với những sinh hoạt đầy tình yêu thương của gia đình. Sau đó, cha mẹ cố gắng trò chuyện với con cái mỗi ngày.
Dù không thể đánh giá chất lượng học tập của con ngay nhưng việc quan tâm nhắc nhở, kiểm tra gián tiếp sự chuẩn bị bài, xem xét sổ liên lạc, tâm tình về mọi lĩnh vực... cũng giúp cha mẹ gần con hơn. Cần kiên quyết không đáp ứng yêu cầu của con khi con đòi hỏi mua thiết bị công nghệ cao chỉ để phục vụ việc giải trí hay chứng tỏ đẳng cấp của mình.
Tôi còn cùng các đồng nghiệp hướng dẫn các em tìm kiếm thông tin phục vụ học tập trên thiết bị như máy tính, điện thoại... để các em không mất thời gian vào các trò chơi bạo lực, trò chuyện vô bổ... Các kỹ năng ứng xử được phát huy tối đa để đạt kết quả cao nhất. Kỹ năng tự bảo vệ được xếp hàng đầu khi đưa các em tiếp cận với các thông tin về thủ đoạn của bọn tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới, bọn lừa gạt nữ sinh qua mạng Internet...
Học sinh của tôi tuy chưa phải và không nhất thiết phải đoạn tuyệt với trò chơi công nghệ cao nhưng số chìm đắm trong thế giới ảo đã giảm đi rất nhiều.
Với sự tận tụy của nghề nghiệp, với lòng yêu thương các em, chúng tôi hi vọng sẽ giúp các em hiểu được những tiện ích của công nghệ cao không chỉ nhằm giải trí. Nếu ta sử dụng chúng đúng mục đích, việc học tập sẽ thu được kết quả to lớn. Khi ấy cả thầy và gia đình các em không phải loay hoay với câu hỏi tận dụng thế nào ích lợi của những “trò chơi” công nghệ cao này.
_____________
Tuy đang ở tuổi sinh viên, song tôi rất chia sẻ nỗi lo của những bà mẹ trong “Sống cùng công nghệ cao”. Bởi tôi từng hỏi các bạn tôi mỗi ngày truy cập Internet mấy lần, đa số câu trả lời là “không thể sống thiếu Internet quá một ngày”, dường như là bị nghiện vậy. Mỗi ngày các bạn truy cập mạng từ 3-4 lần, mỗi lần hai tiếng, chủ yếu là vào Facebook, chat qua mạng...
Nghe điều này tôi rất ngạc nhiên. Không biết có phải là khuôn phép quá không mà từ nhỏ ba tôi chỉ cho phép tôi được mở máy tính một lần một tuần (trừ những lúc thật sự cần thiết), mỗi lần như vậy chỉ được kéo dài từ 45-60 phút. Ngay cả xem tivi cũng được ba giới hạn không quá hai tiếng một ngày. Nhờ ba nghiêm khắc và được rèn từ rất sớm, tôi đã hình thành được thói quen tốt, không sa đà vào những thiết bị hiện đại.
Song song với những bài giảng chính, thầy còn nói thêm cho chúng tôi cách bảo vệ thông tin cá nhân trên Internet, nào là chỉ được dùng Facebook khi đủ 18 tuổi trở lên, nên để ảnh đại diện là hình tập thể... Thật sự, những kiến thức đó vô cùng cần thiết trong thời buổi hiện nay. |
Những bạn ấy có điểm chung là gia đình, đặc biệt là ba mẹ, rất gần gũi, tâm lý, luôn nói chuyện, lắng nghe các bạn, không áp đặt mà rất tôn trọng sở thích, nguyện vọng của con mình (xin nhấn mạnh là “tôn trọng” chứ không phải “chiều chuộng”, không quan tâm đến, cho phép con mình muốn làm gì cũng được). Hơn nữa, mối quan hệ bạn bè của các bạn cũng rất tốt.
Điều này cũng dễ lý giải. Khi bố mẹ quan tâm tới con cái, chúng không cảm thấy cô đơn, thiếu thốn nên sẽ dành nhiều thời gian bên cạnh cha mẹ hơn là suốt ngày làm bạn với tivi, máy tính..., chán nản lao đầu vào chơi game trên máy tính, iPad... Hay khi quan hệ bạn bè tốt, chúng sẽ không phải bỏ hàng giờ tìm kiếm người trò chuyện, kết bạn ảo trên mạng, rồi dần trở thành “nghiện”, quên mất cuộc sống thực.
Không chỉ nhờ mối quan hệ gia đình, bạn bè, thầy cô tốt, chúng tôi còn được một điều may mắn khác, đó là thầy của chúng tôi, người luôn dạy chúng tôi nhiều về Internet. Thầy tôi dạy tiếng Anh, biết tiếp cận với thời đại công nghệ mới, toàn cầu hóa và rất năng động. Song song với những bài giảng chính, thầy còn nói thêm cho chúng tôi cách bảo vệ thông tin cá nhân trên Internet, nào là chỉ được dùng Facebook khi đủ 18 tuổi trở lên, nên để ảnh đại diện là hình tập thể... Thật sự, những kiến thức đó vô cùng cần thiết trong thời buổi hiện nay.
Vậy mới thấy những bài học chỉ bổ sung kiến thức phổ thông như bình thường là chưa đủ. Công nghệ hóa là điều hoàn toàn tất yếu, quan trọng là mỗi người phải biết làm chủ mình để không bị cuốn sâu vào nó. Muốn vậy cần có những giờ học về cách làm chủ bản thân trước cơn sóng @, tràn ngập những thiết bị hiện đại, mạng xã hội như hiện nay.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận