"Sau khi làm đúng quy trình, chúng tôi thấy hồ sơ đăng ký kết hôn của cả hai đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật VN nên đã công nhận và ghi chú vào sổ hộ tịch của VN”, ông Hoàng nói.
Cần quản lý chặt môi giới hôn nhân
Phóng to |
Vợ chồng ông bà Sang (ngồi bìa phải) tại Hội người Hàn Quốc ở TP.HCM - Ảnh: ĐỨC TUYÊN |
Cũng theo ông Hoàng, cô Ngọc đến Sở Tư pháp TP Cần Thơ nộp hồ sơ ngày 10-4. Ngày 26-4, bà Nguyễn Long Châu - cán bộ Sở Tư pháp TP Cần Thơ - trực tiếp phỏng vấn cả hai vợ chồng.
Bà Châu kể: “Buổi phỏng vấn kéo dài hơn 20 phút, có cả phiên dịch. Tôi hỏi 13 câu theo mẫu chung và một số câu hỏi phụ khác. Tất cả đều được ghi vào biên bản. Lần phỏng vấn đó cô Thạch Thị Hồng Ngọc và ông Jang Do Hyu đều đạt yêu cầu. Ông Jang Du Hyo không có biểu hiện tâm thần hoặc các bệnh gì khác...”.
Theo bà Châu, thấy giữa hai người có sự chênh lệch tuổi tác khá lớn (cô Ngọc mới 20 tuổi, còn ông Jang Du Hyo 46 tuổi) nên bà Châu đề xuất lãnh đạo xin phỏng vấn lần hai đối với cô Ngọc để làm rõ tính tự nguyện, mục đích kết hôn.
Ngày 8-6, khi được phỏng vấn lần hai, cô Ngọc cho biết mình kết hôn nhằm xây dựng gia đình hạnh phúc, không bị ai ép buộc. Cô Ngọc nói chồng lớn tuổi hơn sẽ thương nhiều hơn...
Bộ Tư pháp Hàn Quốc vừa thông báo sẽ thẩm tra lý lịch tất cả những người đàn ông muốn lấy vợ nước ngoài. Đó là quyết định cần thiết, dù chậm trễ, sau khi có thêm một kết cục bi thảm: cô Thạch Thị Hồng Ngọc (20 tuổi, quê ở Cần Thơ) bị người chồng 46 tuổi đâm chết chỉ sau tám ngày làm dâu ở Hàn Quốc.
Gia đình làm thủ tục đi nhận thi thểMột cô dâu Việt bị chồng Hàn giếtHàn Quốc sẽ kiểm tra người muốn lấy vợ nước ngoài
Một quan chức Bộ Tư pháp Hàn Quốc tên Moon Soo Yong nói: “Những người có tiền sử bệnh tâm thần, tội phạm bạo lực, những người đã cưới và ly dị với cô dâu nước ngoài ba lần trở lên sẽ chịu sự hạn chế khi xin thị thực cho các cô dâu mới của họ.”
Tâm thần vẫn được lấy vợ ngoại
Hãng tin AFP cho biết theo khai báo của ông Jang Du Hyo - chồng của cô Thạch Thị Hồng Ngọc - ở đồn cảnh sát, có “con ma trong người cứ thúc giục tôi giết vợ khi hai người cãi lộn”. Cảnh sát cho biết người đàn ông này đã được điều trị 57 lần vì bệnh tâm thần từ tháng 7-2005 tại Hàn Quốc.
Trước khi tới VN đầu năm 2010 ông ta phải nhập viện năm ngày. Như vậy tiền sử tâm thần của người này đã được khẳng định. Câu hỏi đặt ra là tại sao một người đàn ông có tiền sử tâm thần lại được chấp thuận kết hôn ở nước ngoài? Bao nhiêu người đàn ông Hàn Quốc đang trong quá trình “tuyển vợ” ở những nước nghèo có vấn đề về tâm thần?
Trong năm 2009, 35% ngư dân và nông dân Hàn Quốc kết hôn với cô dâu là người nhập cư. Phần lớn họ không thể tìm được người phụ nữ cùng chủng tộc sẵn sàng sống cuộc đời ở nông thôn với họ. Số liệu chính thức cho biết có 1.987 cô dâu nước ngoài, chủ yếu là từ Trung Quốc và Đông Nam Á, cưới nông dân, ngư dân Hàn Quốc vào năm 2009. Trong số đó, 47% cưới cô dâu VN, 26% cưới người Trung Quốc, 10% cưới người Campuchia.
Những công ty môi giới thường tổ chức những chuyến đi chớp nhoáng ra các nước này để đưa những người đàn ông Hàn Quốc tìm vợ. Thời gian từ lúc gặp đầu tiên đến đám cưới chỉ chưa tới một tuần. Các cô dâu nước ngoài bị lừa vì lời hứa hão, quảng cáo sai sự thật, sang đến xứ người mới phát hiện chồng mình không có tài sản, ốm đau, nghiện rượu hay khó tính. Hôn nhân kết cục không bền lâu và các cô dâu nước ngoài thường rơi vào hoàn cảnh vô cùng bi đát.
Muộn màng
“Sự thẩm tra muộn màng” là tiêu đề của bài xã luận trên báo Korea Herald ngày 12-7 sau thảm kịch của cô Ngọc và quyết định của Bộ Tư pháp Hàn Quốc. Vài năm trước, hình ảnh người đàn ông Hàn Quốc đứng trước một dãy cô gái trẻ trong một căn phòng ở một thành phố nào đó của Đông Nam Á để chọn vợ khiến nhà chức trách, các tổ chức nhân quyền cảm thấy xấu hổ, dư luận của xã hội ở Hàn Quốc và Đông Nam Á phẫn nộ nhưng vẫn không thể chấm dứt được thực trạng này.
Bài báo cho rằng chuyện nhà chức trách Hàn Quốc đưa ra những giải pháp nhằm ngăn chặn cách làm không phù hợp (hay lừa đảo) trong môi giới hôn nhân, đồng thời hỗ trợ các gia đình đa văn hóa “đáng lý phải làm sớm hơn rất nhiều”. Có tới 130.000 người nhập cư vào Hàn Quốc thông qua hôn nhân, rất nhiều người trong số họ gặp khó khăn.
Bên môi giới có biết trước tình trạng sức khỏe của người chồng hay không là điều tối quan trọng. “Nếu biết mà vẫn môi giới là điều không thể tha thứ được” - bài báo viết.
Theo bài báo: “Năm 2007, một cô dâu VN rất trẻ đã chết sau khi bị người chồng 40 tuổi đánh gãy 18 cái xương sườn. Cùng năm đó, một cô dâu khác bị chết khi ngã từ tầng cao xuống vì cố gắng chạy thoát khỏi nhà chồng - nơi cô bị đối xử như tù nhân. Những vụ việc này đang gây hại rất lớn tới hình ảnh của đất nước Hàn Quốc”.
Tờ báo đưa ra gợi ý: người Hàn muốn lấy vợ ở nước khác phải được đào tạo. Những người bị buộc tội bạo hành gia đình, hoặc phá sản, hoặc muốn cưới những cô vợ quá trẻ sẽ bị cấm lấy vợ nước ngoài. Các quy định về hoạt động và kiểm soát các công ty môi giới hôn nhân phải được thắt chặt.
Không ai dám chắc trường hợp của cô Ngọc là kết cục bi thảm cuối cùng. Thực tế qua truyền thông, những thảm cảnh của phụ nữ VN ở Hàn Quốc dường như xảy ra thường xuyên hơn, khiến dư luận đặc biệt quan tâm.
14g ngày 13-7, Lãnh sự quán Hàn Quốc tại TP.HCM đã cấp visa để ông Thạch Sang và bà Trương Thị Út - cha mẹ của cô dâu bị sát hại Thạch Thị Hồng Ngọc - sang Hàn Quốc nhận thi thể con. “Đây là lần đầu tiên vợ chồng tôi đi xa nhất và được đi máy bay, nhưng lại là lần đi nhận thi hài con...” - ông Thạch Sang bỏ lửng câu nói trong nấc nghẹn. Sau khi nhận được giấy tờ từ Lãnh sự quán Hàn Quốc, vợ chồng ông bà Sang đã đến Hội người Hàn Quốc tại TP.HCM theo lời mời của tổ chức này. Ông Hwang Ui Hoon, chủ tịch Hội người Hàn Quốc tại TP.HCM, nói: “Đây là sự việc rất đáng tiếc, chúng tôi gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình. Chúng tôi cũng đang cố gắng hết sức vận động quyên góp vật chất từ toàn thể người Hàn Quốc tại đây để ủng hộ gia đình...”. Tại buổi gặp gỡ, ông Hwang Ui Hoon gửi cho ông bà Sang 2.000 USD làm lộ phí và hỗ trợ toàn bộ vé máy bay trong chuyến đi (khoảng 3.000 USD). Trả lời báo chí, ông Hwang Ui Hoon cho biết theo luật pháp Hàn Quốc, khi làm thủ tục kết hôn với người nước ngoài hay trong nước, người Hàn Quốc phải khám sức khỏe. Không bị bệnh nan y, không có tiền sử bị bệnh tâm thần... thì mới đủ điều kiện kết hôn. Nếu vậy các cơ quan Hàn Quốc khi làm thủ tục kết hôn đã để lọt vấn đề tâm thần của chồng cô Ngọc là ông Jang Du Hyo không? Trả lời câu hỏi này, ông Hwang Ui Hoon nói: “Việc xét duyệt kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của Hàn Quốc thực hiện. Còn tôi không biết...”. Rạng sáng nay (ngày 14-7), vợ chồng ông Sang lên máy bay đi Hàn Quốc. Nhà báo Nghi Anh (báo Phụ Nữ TP.HCM) - người giúp lo thủ tục giấy tờ phía VN - cùng bay với vợ chồng ông Sang. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận