24/12/2013 21:21 GMT+7

"Được" và "cho phép"

NGUYỄN XUÂN TRUNG (Trường trung cấp Giao thông vận tải Huế)
NGUYỄN XUÂN TRUNG (Trường trung cấp Giao thông vận tải Huế)

TTO - Theo điều 37 Luật giao thông đường bộ, chủ tịch UBND tỉnh chịu trách nhiệm về việc lắp đặt hệ thống báo hiệu đường bộ. Vậy, nên là “được” hay “cho phép” theo các biển báo đường bộ dưới đây?

yRWXIvwn.jpgPhóng to
Biển báo “cho phép rẽ phải” tại đầu cầu Phú Xuân, Huế
F0jz0ONp.jpgPhóng to
Biển báo “được rẽ trái” trên phố Đào Duy Anh, Hà Nội - Ảnh: otofun

“Được”

Với công dân, “có thể làm tất cả những gì pháp luật không cấm” là một trong những nguyên tắc cơ bản của nhà nước pháp quyền. Pháp luật chỉ quy định những điều cấm với công dân mà không quy định những điều cho phép. Nguyên tắc này thể hiện địa vị làm chủ của nhân dân và sự dân chủ của Nhà nước, qua đó phát huy mọi sự sáng tạo để phục vụ lợi ích chung.

Do vậy, “được” là có quyền theo quy định của pháp luật mà không cần một cá nhân hay tổ chức nào cho phép.

“Cho phép”

Ngược lại, “cho phép” là chỉ được làm khi có cá nhân, tổ chức nào đó đồng ý. “Cho phép”, trong biển báo trên thể hiện quyền lực của cơ quan nhà nước. Quy định đã có, nhưng chưa cho phép thì có thể vẫn chưa được làm. Nhầm lẫn giữa “được” và “cho phép” rõ ràng là không phù hợp.

Hơn nữa, “cho phép” chỉ áp dụng với cơ quan công quyền theo nguyên tắc “chỉ được làm những gì mà luật cho phép”, nhằm tránh những hành vi tùy tiện, xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng của công dân.

Hai tấm biển báo có thể là chuyện nhỏ, như kích thước của nó. Chuyện không nhỏ là người dân đứng trước hai tấm bảng nhỏ cùng một kiểu nội dung này đang rất phân vân: liệu mình "được" hay là "được phép?!!"

NGUYỄN XUÂN TRUNG (Trường trung cấp Giao thông vận tải Huế)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên