Phóng to |
Một chiến sĩ hải quân Việt Nam đang canh giữ vùng biển đất nước - Ảnh: Reuters |
Mỹ kêu gọi ASEAN và Trung Quốc đối thoại về biển Đông
Trả lời trên trang dw.de của Đức, ông Bower cho rằng những hành động của Trung Quốc đang gây ra những quan ngại cho các nước xung quanh. Cụ thể, tại hội nghị ASEAN vừa qua ở Myanmar, dù các nước thành viên không nêu tên cụ thể Trung Quốc trong tuyên bố chung, nhưng trong suốt kỳ họp lãnh đạo các nước ASEAN đã dành nhiều thời gian và nhiều cuộc thảo luận xoay quanh các vấn đề ảnh hưởng đến biển Đông. Trong đó, họ đã bàn về những sách lược mới và ngày càng hung hăng của Trung Quốc cũng như cách thức phản ứng như thế nào đối với những điều này.
Chuyên gia này cho rằng Trung Quốc đang đẩy các quốc gia ASEAN theo hướng có cùng những mối quan ngại chung và làm cho những nước này thêm đoàn kết. Bắc Kinh càng cố gây ra nhiều động thái mới ở biển Đông, nhất là gây hấn với Việt Nam, Philippines và Malaysia, thì càng tạo điều kiện cho các nước ASEAN xích lại gần với nhau hơn.
Bằng chứng, ngay cả Indonesia là quốc gia không nằm trong sáu nước có tuyên bố chủ quyền ở biển Đông cũng đang công khai những quan ngại rằng đường chín đoạn (đường lưỡi bò) mà Trung Quốc vẽ ra đang lấn vào vùng biển chủ quyền của nước này ở biển Natuna.
Tiếp đến, Singapore đã trở thành quốc gia đầu tiên trong khối ASEAN kêu gọi Trung Quốc kiềm chế khi đối đầu xảy ra giữa Việt Nam và Trung Quốc, xoay quanh việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 trong thềm lục địa của Việt Nam.
Trung Quốc và ASEAN chưa thể đạt quan điểm chung về tranh chấp chủ quyền biển Đông là do các nước ASEAN nhất trí rằng họ muốn Trung Quốc cam kết tiến tới thiết lập Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông (COC), nhằm tránh xung đột và giải quyết những tranh chấp theo luật quốc tế. Dù Trung Quốc nói rằng họ cùng chia sẻ lợi ích này nhưng họ đã hành động ngược lại. Sự mâu thuẫn này đã khiến các nước ASEAN quan ngại và đang khiến quyền lực mềm của Trung Quốc mất tác dụng ở các nước xung quanh mình.
Chuyên gia này khẳng định lần này Việt Nam có thể tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Bởi hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quan ngại việc một nước lớn dùng sức mạnh quân sự và kinh tế để theo đuổi lợi ích chủ quyền của mình mà gây bất lợi cho một nước nhỏ hơn. Lần này, hầu hết các nước đều có quan tâm chung về việc thuyết phục Trung Quốc tham gia quá trình đưa ra những quy tắc chung ở khu vực và tuân thủ những quy tắc này. “Nếu không thực hiện được vấn đề này thì khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ bất ổn do những yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc” - ông Ernest cảnh báo.
Liên quan đến những cuộc tuần hành phản đối Trung Quốc ngày 11-5 ở Việt Nam, ông Bower nhận định cuộc tuần hành diễn ra tốt đẹp cho thấy Chính phủ Việt Nam đang cảm nhận được sự hừng hực yêu nước của nhân dân Việt Nam, những người đang muốn chứng kiến đất nước họ đứng lên chống lại sự bắt nạt của Trung Quốc.
Chuyên gia này cho rằng cách tốt nhất để giải quyết xung đột ở biển Đông là Trung Quốc và các nước ASEAN sớm tiến tới thiết lập COC và tuân thủ bộ quy tắc này.
Phóng to |
Ông Ernest Bower - Ảnh: CSIS |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận