Kinh tế Nga suy yếu vì khủng hoảng UkraineUkraine bắt đầu chiến dịch chống ly khaiMỹ, châu Âu cho Ukraine vay 3,23 tỉ USD
Phóng to |
Binh sĩ Ukraine đụng độ với người biểu tình thân Nga trên một cánh đồng ở Kramatorsk ngày 16-4 - Ảnh: Reuters |
Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel đã lên tiếng cảnh báo Ukraine có nguy cơ rơi vào nội chiến trước các diễn biến mới. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, đang có chuyến thăm ở Hà Nội, dù vậy tuyên bố Nga vẫn tham dự cuộc gặp bốn bên hôm nay (17-4) tại Geneva, Thụy Sĩ.
Thủ tướng Ukraine Arseny Yatsenyuk hôm qua tiếp tục chỉ trích Nga “xuất khẩu khủng bố” bằng việc đưa điệp viên vào nước này nhưng phía Nga vẫn luôn phủ nhận. Cùng ngày hôm qua, có sáu xe bọc thép treo cờ Nga tiến vào thị trấn Slaviansk. Hãng tin RIA Novosti của Nga cho biết các xe này của lực lượng Ukraine đã bỏ theo bên biểu tình đòi ly khai. Tại TP Donetsk, khoảng 20 người biểu tình thân Nga đã chiếm tòa nhà hội đồng thành phố.
Nga thay đổi chiến thuật
Không có phụ tùng Theo Thứ trưởng Mekhed, quân đội ở Ukraine đã bị “phá hủy có hệ thống” bởi sự không quan tâm và tình trạng tham nhũng dưới chính quyền cũ. Với phần lớn kho vũ khí là từ Nga, để củng cố quân đội, Ukraine cần mua phụ tùng thay thế từ Nga, nhưng đến giờ Nga vẫn từ chối. Trong tình hình này, Ukraine không thể sửa được phần lớn kho vũ khí của mình. Kể cả việc NATO có đồng ý giúp hay viện trợ quân sự, không thành viên nào của NATO có “phụ tùng” mà Ukraine cần. Và việc sửa chữa, thay thế sẽ mất nhiều tháng, nếu không nói là nhiều năm. Thêm vào đó là chi phí hàng tỉ USD - thứ xa xỉ lúc này với Ukraine. |
Theo giới chuyên gia quân sự, ở miền đông Ukraine, Nga đã thay đổi phương thức tiếp cận. Họ cho rằng phía Nga đang dùng điệp viên để tổ chức các tay súng ly khai địa phương, hướng dẫn các mục tiêu rồi rút đi trước khi mọi người biết về sự hiện diện của họ.
Bằng cách này, cũng không cần phải đem vũ khí qua biên giới vì hầu hết súng đạn đều có thể lấy từ các tòa nhà cảnh sát chiếm được tại địa phương. Trong mấy ngày vừa qua, những người có vũ trang theo nhóm nhỏ đã chiếm đồn cảnh sát và các tòa nhà chính phủ ở khoảng chục thị trấn và TP ở Ukraine - kịch bản khá giống ở Crimea.
Để đối phó, hiện tại chính quyền Kiev đang triển khai lực lượng hỗn hợp gồm quân của Bộ Nội vụ (cảnh sát) với lính quân đội. Sáng 15-4, họ thậm chí đưa quân của lực lượng vệ binh tình nguyện, những người hầu như không được đào tạo, để đối phó với người biểu tình có vũ khí.
Theo Thứ trưởng quốc phòng Ukraine Petr Mekhed, cách tốt nhất cho cuộc khủng hoảng hiện tại chính là đàm phán và đổi lại, Kiev nhiều khả năng sẽ phải chấp nhận quy chế tự trị nhiều hơn cho vùng miền đông. Ông nói thẳng: “Chúng ta sẽ không đi đến đâu cả nếu dùng quân sự. Cơ hội để cứu Donetsk hiện nay đang nằm trong tay các chính trị gia”.
Ukraine quá lép vế
Trong lúc vẫn đang tiến hành chiến dịch quân sự một cách “từ từ”, Kiev đang đối mặt với những kịch bản không hề có lợi: cả quân đội và tình báo nước này đều không sẵn sàng cho cuộc đối đầu với Nga.
Rất nhiều tướng lĩnh của Ukraine đều không có kinh nghiệm đối phó trong trường hợp xảy ra can thiệp quân sự. Tạp chí Time dẫn chứng Thứ trưởng Petr Mekhed. Lần cuối cùng ông tham chiến là hơn 30 năm trước khi tham gia chiến dịch quân sự của Liên Xô tại Afghanistan. Kinh nghiệm chiến đấu của ông có ích nhiều nhất là khi bảo vệ các hàng rào tại quảng trường Maidan ở giữa Kiev hơn là nếu như chiến tranh xảy ra. “Với một số vấn đề, tôi phải ngồi coi sách vở và học thêm” - ông thừa nhận.
Cuộc đụng độ ở sân bay Kramatorsk được giải quyết khá nhanh chóng do chỉ có 30 tay súng ly khai, nhưng nguy cơ từ các đụng độ này lớn hơn nhiều. Trong trường hợp Nga can thiệp quân sự như tuyên bố bảo vệ người nói tiếng Nga của Kremlin và đưa quân tổng lực vào, cuộc chiến có thể nhanh chóng kết thúc với Kiev.
Ngay với nhiệm vụ đơn giản hơn là điều lực lượng phản gián, Ukraine vẫn đang gặp thất thế do có những ràng buộc. Ông Igor Smeshko, người đứng đầu lực lượng an ninh Ukraine giai đoạn 2003-2005, giải thích: “Chúng tôi thậm chí có thỏa thuận cấm việc các cơ quan quân báo chống lại nhau. Chúng tôi chẳng bao giờ tưởng tượng ra cảnh người anh em Nga lại chiến tranh với chúng tôi”.
Lực lượng tình báo Ukraine vì vậy rất mỏng trong mấy năm gần đây, đặc biệt là ở khu vực biên giới với Nga.
Trong một diễn biến liên quan, NATO hôm qua nói sẽ điều động thêm các lực lượng không quân, hải quân và lục quân đến khu vực Đông Âu để ứng phó trước cuộc khủng hoảng ngày càng tồi tệ ở Ukraine.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận