20 vụ nổ ở Bangkok sáng nayNữ thủ tướng Yingluck Shinwatra đã rời khỏi BangkokChính phủ Thái Lan và phe đối lập bắt đầu đàm phán
Biểu tình chỉ còn lác đác ở một “con đường biểu tình” tại trung tâm Bangkok - Ảnh: Thanh Liêm |
Đêm 28-2, lãnh đạo biểu tình Suthep Thaugsuban của Ủy ban cải cách dân chủ nhân dân (PDRC) ở Thái Lan bất ngờ tuyên bố chiến dịch “Đóng cửa Bangkok” chấm dứt sau hơn một tháng tiến hành và chỉ giữ lại địa điểm biểu tình duy nhất ở công viên Lumpini. Nhưng ông vẫn khẳng định sẽ tiếp tục “tăng cường đóng cửa các bộ và các doanh nghiệp của dòng họ Shinawatra”.
Giải pháp “tránh đối đầu”
Không ngăn được bầu cử Đỉnh điểm là việc PDRC ngăn chặn không để tổng tuyển cử ngày 2-2 diễn ra thành công. Thực tế, bầu cử không thể nói là thành công nhưng không phải là thất bại hoàn toàn. Chỉ có 28 khu vực cử tri không thể hoàn thành việc bỏ phiếu, trong khi Thái Lan chỉ cần tổ chức bầu cử bổ sung ở ba khu vực nữa là đủ điều kiện để nhóm họp Quốc hội phiên đầu tiên (cần tối thiểu 475 ghế trên tổng số 500 ghế tại Hạ viện). |
Động thái này gây bất ngờ vì căng thẳng chính trị ở Thái Lan kéo dài năm tháng qua và không có lối thoát. Với cái cớ trả lại đường phố cho người dân thủ đô để tránh ách tắc giao thông, ông Suthep có một lý do tốt để xuống thang biểu tình, nhất là khi các cuộc tấn công bằng lựu đạn và súng nhằm vào các điểm biểu tình liên tục xảy ra mấy ngày qua.
Thế nhưng, đâu dễ gì để một chính trị gia từng làm phó thủ tướng như ông Suthep chịu xuống thang trong lúc này. Phải chăng PDRC đang đuối sức?
Nhìn lại suốt năm tháng biểu tình, PDRC luôn tìm cách để tình hình tăng nhiệt từ từ, tạo lý do để yêu cầu quân đội can thiệp. Cuộc đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát quanh khu vực Phủ thủ tướng Thái Lan đầu tháng 12 năm ngoái đẩy tình hình lên một cấp độ căng thẳng mới. Người Thái lo ngại những gì tồi tệ như năm 2010 sẽ diễn ra. Nhưng không, chính phủ đột ngột ngưng đối đầu với người biểu tình, cảnh sát thả cửa cho người biểu tình tràn vào Phủ thủ tướng, hai bên ôm hôn nhau thắm thiết.
PDRC tiếp tục kêu gọi biểu tình cực lớn nhằm lật đổ chính phủ của nữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra, tiếp tục hâm nóng tình hình sau khi căng thẳng có dấu hiệu giảm nhiệt. Đảng Dân chủ đối lập tuyên bố đồng loạt rút khỏi quốc hội. Bà Yingluck nhanh tay giải tán quốc hội, kêu gọi bầu cử mới.
Trong tình thế này, Đảng Phuea Thai cầm quyền đạt được hai mục đích. Một là cho dư luận thấy chính phủ đã nhân nhượng hết sức trước người biểu tình. Hai là không tạo cớ để xảy ra đảo chính quân sự (vì có đảo chính, lập ra chính phủ lâm thời thì sau cùng vẫn phải bầu cử lại).
Suthep mất chất thép
Ông Suthep vẫn nhất mực đòi gia tộc Shinawatra phải rời chính trường, đưa ra ý tưởng lập một hội đồng của người dân không thông qua bầu cử để cải tổ chính trị rồi mới tổ chức bỏ phiếu. Chiến dịch “Đóng cửa Bangkok” khiến thủ đô tê liệt mà ông Suthep tiến hành nhằm gây sức ép lớn hơn nữa để bà Yingluck phải rút lui. Tiếc rằng chiến dịch chỉ sôi nổi vài ngày đầu, nhưng với số người chỉ vài trăm ngàn chứ không phải hàng triệu như PDRC tuyên bố, và số người biểu tình sụt giảm không phanh những tuần sau đó.
Đến lúc này, nhìn bề ngoài tình hình Thái Lan có vẻ nóng nhưng phe biểu tình đang đuối sức. Trong nhiều tuần liền, ông Suthep luôn hứa hẹn về những cuộc biểu tình siêu lớn và chắc chắn sẽ lật đổ được chính phủ. Nếu không, ông sẽ tự nộp mình cho cảnh sát và giải tán biểu tình. Cứ như vậy vài lần, mãi chẳng thấy ông Suthep đi đầu thú mà biểu tình cứ kéo dài.
Không để phong trào bị nguội, PDRC dùng chương trình trợ giá gạo cho nông dân vốn gây tranh cãi trong năm ngoái để gây sức ép, buộc Ủy ban chống tham nhũng quốc gia (NACC) điều tra và ra cáo trạng thiếu trách nhiệm đối với bà Yingluck. Chính phủ của bà Yingluck lại tìm cách xoay tiền trả cho nông dân. Mới nhất là đã có được hợp đồng bán 400.000 tấn gạo cho Trung Quốc.
PDRC dường như không còn cớ gì để gây sức ép với bà Yingluck nữa trong bối cảnh hai trong số bảy điểm biểu tình của chiến dịch “Đóng cửa Bangkok” không còn tồn tại do số người biểu tình quá ít.
Việc ông Suthep đề xuất đối thoại với bà Yingluck vừa qua (nhưng bị từ chối sau đó) là một dấu hiệu cho thấy PDRC đang đuối sức và muốn tìm cách rút lui trong danh dự.
Sau động thái “rút về một điểm”, dường như câu hỏi giờ đây không phải là việc chính phủ lâm thời sẽ trụ được bao lâu. Đó là chưa kể phe áo đỏ ở đông bắc Thái Lan đang hằm hè dọa sẽ cho người biểu tình đối đầu với PDRC nếu bà Yingluck bị lật đổ, dù là bằng một cuộc đảo chính quân sự hay thông qua tòa án.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận