Hải quân Việt Nam có tàu ngầm “hố đen”Tàu ngầm kilo Hà Nội về đến Cam RanhTàu ngầm Kilo đầu tiên sắp về VN
Phóng to |
Ông Dmitry Medvedev (giữa), khi còn làm tổng thống, trong lần thăm một tàu ngầm hạt nhân của Nga - Ảnh: AFP |
Trước đây các học viện quân sự của hải quân Nga đào tạo ra sĩ quan nhưng trên bằng cấp ghi là “trưởng ban trực chiến”. Trên các tàu hải quân họ đảm nhận các chức vụ chỉ huy (hoa tiêu) cấp 1, 2 hoặc 3. Sau khi hoàn thành khóa học theo chuyên ngành, các sĩ quan có thể ngay lập tức trở thành chỉ huy tàu ngầm.
Sau này, khi số lượng khí tài trang bị trên tàu ngầm tăng lên đáng kể, các học viện đã chuyển sang đào tạo sĩ quan theo nhiều chuyên ngành khác nhau như hoa tiêu, tên lửa, thủy lôi... và sau đó một vài trong số đó sẽ được lựa chọn làm sĩ quan chỉ huy tàu.
Bài học từ thất bại
Khác biệt với sĩ quan chỉ huy tuần dương hạm (tàu nổi) Trước hết, sĩ quan chỉ huy tàu ngầm hạt nhân chiến lược có uy tín, vị thế cao hơn so với chỉ huy tàu nổi, ngoại trừ chỉ huy các tàu sân bay. Chỉ huy tàu ngầm hạt nhân có thể giải quyết những nhiệm vụ mang tính chiến lược nhờ các loại vũ khí chiến lược có trên tàu. Trong khi đó, chỉ huy tàu nổi chỉ có thể thực hiện những nhiệm vụ chiến thuật. Chỉ huy tàu ngầm hạt nhân chiến lược có thể được xem như cá nhân có thể tự mình khơi mào chiến tranh, thực hiện các hoạt động quân sự có sử dụng vũ khí hạt nhân, hủy diệt một quốc gia hay giành thắng lợi trong một cuộc chiến nào đó. |
Đã có một vài chương trình thí điểm, theo đó vị trí chỉ huy tàu được giao cho những sĩ quan chuyên ngành điện tử hay thậm chí là hóa học. Và tất cả đều không thành công. Khi phân tích những tai nạn và sự cố xảy ra, người ta nhận thấy một điều: nếu chỉ huy tàu được chọn từ sĩ quan hoa tiêu thì không có sự cố nào xảy ra liên quan đến định vị hàng hải; nếu chỉ huy tàu chọn từ sĩ quan tên lửa hay thủy lôi thì không xảy ra sự cố nào liên quan đến vũ khí, và các vụ bắn thủy lôi hay tên lửa đều được thực hiện hoàn hảo.
Tuy nhiên, vẫn còn một dạng chỉ huy nữa là chỉ huy tàu ngầm hạt nhân, những người được chọn từ sĩ quan chuyên ngành động cơ diesel. Cuối những năm 1950, đầu 1960 là thời gian hình thành các hạm đội tàu ngầm hạt nhân. Khi đó một hạm đội tàu ngầm bao gồm cả trăm chiếc tàu ngầm động cơ diesel loại M thiết kế (project) 615, loại C project 613 hay loại B project 611 (614) với các biến thể khác nhau.
Khi đó tồn tại một trật tự như sau: chỉ huy tàu ngầm diesel loại M thường được cân nhắc lên vị trí chỉ huy tàu hạng trung (loại C) project 613, sau đó trở thành chỉ huy tàu hạng nặng (loại B) project 611 hay 614. Và từ số đó chọn ra những sĩ quan chỉ huy tàu ngầm hạt nhân cấp I.
Thực tế cho thấy đó là một giải pháp đúng đắn, kỹ lưỡng. Trong thời gian 10-15 năm phục vụ trên tàu ngầm, các sĩ quan chỉ huy cấp I đảm nhận vị trí chỉ huy từ 7-10 năm. Lối tư duy, suy nghĩ của họ khác hoàn toàn so với những sĩ quan chỉ huy đi lên từ vị trí chỉ huy nhóm đến vị trí chỉ huy tàu. Những sĩ quan chỉ huy cấp I thường có nhiều kinh nghiệm phục vụ ở vị trí chỉ huy tàu, nhưng họ không giỏi lắm về những chi tiết trong hệ thống năng lượng điện và các loại vũ khí tên lửa mới. Họ phải được tiếp tục đào tạo về những vấn đề đó trên bờ cũng như trên biển.
Kiến thức chuyên ngành, kỹ năng trên biển, kinh nghiệm thực tế, sự phát triển chung và văn hóa, sự tôn trọng dành cho thuộc cấp, khả năng bảo vệ ý kiến của mình trước cấp trên... tạo nên uy tín của người chỉ huy tàu ngầm. Sĩ quan chỉ huy phải chịu trách nhiệm về an toàn di chuyển của tàu, phải chỉ huy con tàu một cách dũng cảm, quyết đoán, mạnh mẽ, không sợ chịu trách nhiệm về những chuyển động mạo hiểm và quyết định gây tranh cãi của mình.
Chỉ huy là người ưu tú nhất
Chỉ huy tàu ngầm là một phạm trù quân sự đặc biệt. Mắt xích trung tâm giữ cho hạm đội tàu ngầm hoạt động không phải là những sĩ quan chỉ huy đơn vị hay chỉ huy phân hạm tàu ngầm trong hạm đội, mà chính là sĩ quan chỉ huy các tàu trong hạm đội.
Số tai nạn và sự cố tàu ngầm có thể giảm rất nhiều nếu như giải quyết được bài toán nâng cao chất lượng đào tạo sĩ quan chỉ huy tàu ngầm. Để nâng cao chất lượng, khi một ứng viên được đề bạt vào vị trí chỉ huy tàu ngầm người ta sẽ xem xét rất nhiều yếu tố, ví dụ như thời gian phục vụ trên tàu ngầm, trình độ bơi lội, kiến thức chiến trường, sự thăng tiến và thời hạn nhận quân hàm các bậc trong thời gian phục vụ, phản ứng của sĩ quan đối với những thay đổi tình huống khi tàu chạy với vận tốc tối đa, biểu hiện và hành động khi có sự cố hay tai nạn (nếu từng trải qua), những thành công đạt được trong khi đảm nhiệm các chức vụ trước đó, điểm số các bài tập kiểm tra, sai sót và khuyết điểm trong thời gian giữ chức vụ chỉ huy tạm thời, ưu điểm so với những ứng viên khác và nhận xét của chỉ huy những tàu ngầm khác.
Hiện nay ở Nga, ngoài việc học tại các trung tâm huấn luyện thủy thủ tàu ngầm, êkip điều khiển tàu ngầm phải nghiên cứu các kỹ thuật quân sự ngay trong thời gian chiếc tàu ngầm (mà sau này họ lái) đang được chế tạo trong xưởng. Sự hợp tác như thế giữa êkip điều khiển tàu và đội ngũ chế tạo đem lại rất nhiều lợi ích cho họ.
Khi thực hiện các bài kiểm tra điều khiển tàu, một sĩ quan chỉ huy phải tường tận đến từng chi tiết các bộ phận, thiết bị của tàu. Không có bất cứ một hệ thống hay cơ quan máy móc nào là ngoại lệ. Họ phải nắm rõ nguyên lý hoạt động của chúng. Ngoài ra mỗi sĩ quan phải biết rõ ràng, tường tận chi tiết về tất cả thành viên của êkip điều khiển: họ tên, quê quán, năm sinh, đặc điểm, hoàn cảnh gia đình... Việc đào tạo, chuẩn bị cho sĩ quan chỉ huy về tinh thần, tâm lý cũng hết sức quan trọng và được thực hiện ở mức cao nhất với tất cả những ứng dụng tâm lý học hiện đại nhất.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận