Tàu đắm, 82 người tị nạn thiệt mạng ngoài khơi Ý
Phóng to |
Thi thể các nạn nhân vụ chìm tàu ngoài đảo Lampedusa (Ý) ngày 3-10 - Ảnh: Reuters |
AFP dẫn số liệu của Tổ chức Di cư quốc tế từ năm 1993 đến nay, 25.000 người tị nạn châu Phi đã chết đuối trên Địa Trung Hải khi trên hành trình tìm đến “thiên đường” châu Âu. Ngoài ra, một làn sóng người tị nạn cũng theo ngả đường Thổ Nhĩ Kỳ vào các nước nam Âu do chiến sự Syria.
Sau vụ Lampedusa, EU gấp rút đưa vào sử dụng hệ thống EUROSUR trị giá hơn 300 triệu USD. Đây là hệ thống giám sát, chia sẻ thông tin giữa các nước thành viên EU. Nó là đầu mối trao đổi giữa lính biên phòng, cảnh sát biển, hải quan các nước cung cấp hình ảnh, dữ liệu các tuyến đường trọng yếu và thông tin tình báo cho phép xác định những vụ buôn người, buôn ma túy trái phép để các thành viên ngăn chặn ngay từ đầu dòng người tị nạn đổ vào châu Âu.
Ngoài ra, EU cũng cộng tác với các nước vùng bắc Phi để “hợp pháp hóa” những người châu Phi có trình độ muốn định cư lâu dài tại châu Âu. Vào tháng 6-2013, EU đã kí thỏa thuận với Ma-rốc, cấp thị thực dài hạn cho những sinh viên, nhà nghiên cứu, giám đốc kinh doanh… và chấp thuận hơn 102.000 đơn xin tị nạn. Các kênh di cư hợp pháp đang được gấp rút mở ra để giảm thiểu các vụ tai nạn như Lampedusa.
Francois Crepeau -phụ trách vấn đề di cư của Liên Hiệp Quốc nói với AFP “các biện pháp đàn áp những người nhập cư trái phép chỉ khiến tình hình thêm bi kịch”. Đóng cửa biên giới ngăn dòng người tị nạn “chỉ khiến bọn buôn người làm giá cao hơn cho mỗi phi vụ đưa người vào châu Âu trót lọt”. Đã đến lúc EU cần mềm dẻo hơn - ông nhấn mạnh.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận