30/01/2013 20:02 GMT+7

Pháp chiếm cứ điểm cuối cùng tại Mali

Đ.K.L.
Đ.K.L.

TTO - Tối 30-1, liên quân Pháp - Mali vừa tuyên bố chiếm được thị trấn Kidal - cứ điểm cuối cùng của Hồi giáo Mali.

Tổng thống Pháp tuyên bố thắng trận tại MaliLHQ ủng hộ chiến dịch của Pháp ở MaliPháp tham chiến ở Mali

X2elK5Ck.jpgPhóng to
Quân Pháp tại Mali - Ảnh: Getty Images

Haminy Maiga, chủ tịch lâm thời khu vực Kidal, nói với AP: "Quân Pháp đã tiến vào Kidal lúc 3g30 ngày 30-1 bằng 4 máy bay. Sau đó họ chiếm được sân bay và tiến vào thành phố mà không phải giao tranh. Quân Pháp đang kiểm soát hoàn toàn thành phố".

Người phát ngôn của quân đội Pháp, đại tá Thierry Burkhard khẳng định trong suốt đêm quân Pháp đã triển khai quân chốt Kidal. Quân Pháp cũng cho biết phiến quân Hồi giáo Mali đã rút khỏi Kidal. Việc chiếm được Kidal đánh dấu hoàn thành bước 1 trong chiến dịch của Pháp tại Mali.

Hiện các thủ lĩnh của Ansar Dine đang trốn vào khu vực núi phía bắc Kidal. Nhiệm vụ truy đuổi quân Ansar Dine sẽ rất khó khăn vì phải vượt qua một vùng sa mạc rộng lớn.

Ngay sau khi liên quan Pháp - Mali chiếm được tất cả các thành phố lớn tại nước này, một hội nghị quyên góp mang tên Nhiệm vụ hỗ trợ quốc tế cho Mali (Afisma) đã được tổ chức tại Ethiopia. Nhật viện trợ 120 triệu USD, Mỹ 96 triệu USD, châu Âu 67 triệu USD, Senegal, Nigeria và Ghana mỗi nước tặng 3 triệu USD, Trung Quốc, Ấn Độ mỗi nước đóng góp 1 triệu USD...

Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc, trong vòng 1 năm qua đã có hơn 380.000 người chạy khỏi miền bắc Mali vì giao tranh.

Tình hình tại Kidal vẫn còn rất phức tạp

Kidal là thành phố cuối cùng ở phía bắc Mali thuộc quyền kiểm soát của nhóm Hồi giáo Ansar Dine, nhóm có liên hệ mật thiết với Al-Qaeda. Nhóm này đã thừa cơ vụ đảo chính quân sự hồi tháng 3-2012 để chiếm khu vực phía bắc Mali. Hiện nay tại Kidal, nhóm có tên Phong trào Hồi giáo Azawad (IMA) - vừa tách ra khỏi nhóm Ansar Dine - tuyên bố làm chủ Kidal.

Người phát ngôn của IMA khẳng định thông tin quân Pháp đã chiếm được Kidal và lãnh đạo của họ đang đàm phán hòa bình với Phap. Nhóm IMA tự nhận không phải là cực đoan hay khủng bố và mong muốn một giải pháp hòa bình.

Một nhóm phiến quân khác tên Phong trào quốc gia vì tự do Amazard (MNLA), chiến đấu vì cộng đồng người thiểu số Tuareg lại có ảnh hưởng rất lớn trong khu vực. MNLA cho biết sẵn sàng hợp tác với quân Pháp để diệt trừ các lực lượng khủng bố. Tuy nhiên, MNLA lại không chấp nhận cho quân đội Mali xuất hiện trong khu vực vì cho rằng họ đã phạm nhiều tội ác với thường dân.

Theo CNN, BBC News

Đ.K.L.
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên