Chính thức khởi tố vợ Bạc Hi LaiKiến trúc sư Pháp sang Trung Quốc làm nhân chứngVợ Bạc Hi Lai giết người để bảo vệ con
Phóng to |
Gia đình Bạc Hi Lai và Cốc Khai Lai từng được ví như nhà Kennedy của Trung Quốc- Ảnh: Reuters |
Báo New York Times dẫn lời một số chuyên gia phương Tây nhận định bằng cáo buộc chính thức này, Trung Quốc đã cố ý đẩy bà Cốc vào một môtip quen thuộc: một ả đàn bà quỷ quyệt, khát máu và ham tiền đã phá hoại sự nghiệp của chồng mình! Trước khi xảy ra vụ việc, gia đình bà được ví như dòng họ Kennedy của Trung Quốc. Một số chuyên gia nhận định các lãnh đạo Trung Quốc đang muốn dùng bà Cốc Khai Lai để nhấn chìm những chỉ trích của dư luận trước đại hội.
Đối mặt với án tử
Theo Tân Hoa xã ngày 26-7, bà Cốc và người giúp việc Trương Hiểu Quân sẽ bị xét xử tại một phiên tòa hình sự bình thường sau khi “các vấn đề về tội ác của hai bị cáo này đã rõ với các bằng chứng chắc chắn và không thể chối cãi”. Trong đó, Bắc Kinh khẳng định bà Cốc phạm tội là để bảo vệ con trai Bạc Qua Qua dù không nói rõ mối liên quan của cậu ấm họ Bạc này.
"Trung Quốc sẽ không kéo dài vụ án này qua đại hội 18. Bằng chứng là thông tin cho đến nay không hề đề cập nhiều đến Bạc Hi Lai, hoặc giả có đề cập cũng không hề nói ông ấy liên quan đến vụ án giết người. Mấy tháng nay, mọi người cứ ghép Bạc Hi Lai và Cốc Khai Lai vào một vụ án, song lần này Trung Quốc đã phân định rõ ràng Bạc sẽ bị kết tội gì và Cốc bị tội gì. Cơ hội xử Bạc Hi Lai phạm tội hình sự là rất ít" |
“Trong suốt lịch sử Trung Quốc, mỗi khi có sóng gió chính trị hoặc ai đó bị hạ bệ, người ta lại đổ lỗi cho người vợ” - New York Times dẫn lời một chuyên gia nhận định. Đã có nhiều câu chuyện kể về những người đàn bà tham vọng trong lịch sử nước này phải hứng chịu những kết cục khủng khiếp, đôi khi kéo theo cả những người đàn ông của họ.
Tương tự trong vụ việc này, bà Cốc xem ra cũng phải gánh chịu mọi tội lỗi. Truyền thông Trung Quốc mô tả cựu phu nhân bí thư Thành ủy Trùng Khánh như người giữ tài sản của chồng và đã đút túi nhiều món lợi lớn. Bà lại từng có thời gian sống ở nước ngoài và phá vỡ một nguyên tắc bất thành văn khi cho phép người nước ngoài, như kiến trúc sư Patrick Henri Devillers, tham gia nội bộ gia đình mình.
Thông báo của Tân Hoa xã về việc buộc tội bà Cốc không đề cập đến số phận của chồng bà. Nhưng Susan L. Shirk - chuyên gia Mỹ về chính trị Trung Quốc, cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ hiện giảng dạy tại Đại học California - cho rằng Bắc Kinh đang “giải quyết theo cách này nhằm bảo vệ thanh danh của ông Bạc, bởi không thể lường những người ủng hộ ông Bạc sẽ gây ra những nguy cơ gì”.
Dọn đường cho đại hội đảng
Các nhà phân tích, như AFP dẫn lời, cho rằng việc loan báo phiên tòa xét xử bà Cốc về tội giết người đang cho thấy Bắc Kinh muốn sớm chấm dứt những lùm xùm sau vụ bê bối trước thềm đại hội đảng của Trung Quốc. Một chuyên gia luật tại Hong Kong nhận định chính quyền sẽ sớm làm rõ số phận của ông Bạc, trước hết có thể là khai trừ khỏi đảng, trước tháng 10-2012 để dẹp bỏ mọi rào cản cho đại hội, nơi sẽ diễn ra cuộc chuyển giao quyền lực quan trọng.
Việc công khai phiên tòa xét xử này có nghĩa là ban lãnh đạo Trung Quốc đã đạt được một sự thống nhất về cách xử trí đối với vụ Bạc Hi Lai. “Sẽ không có gì ngạc nhiên. Họ đang cố chuyển sự chú ý vào bà Cốc Khai Lai, nên có thể ông Bạc Hi Lai sẽ không bị xử quá nặng... Điều này có thể đem lại sự thống nhất trong đảng, nhân danh sự hòa hợp, sau đại hội đảng” - chuyên gia Willy Lam, Đại học Trung Quốc tại Hong Kong, nhận định.
Nhiều chuyên gia khác cũng cho rằng ông Bạc sẽ được miễn các cáo buộc hình sự, một kết quả có thể đem lại sự đồng tình giữa các phái trước đại hội. “Với cách giải quyết như hiện nay, tình hình sẽ yên ổn trước đại hội” - Joseph Fewsmith, chuyên gia về quan hệ quốc tế của Đại học Boston (Mỹ), nhận định.
Với Joseph Cheng, nhà phân tích thuộc Đại học Hong Kong, giới lãnh đạo Trung Quốc với quyết tâm cho thấy một sự đoàn kết thống nhất, đang tìm cách “cho thấy vụ bà Cốc chẳng liên quan gì với ông Bạc Hi Lai”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận